Tranquil

Thời đại của Lo âu

Lo âu có khi được xem là trạng thái tự nhiên không đáng quan ngại hoặc cũng có thể là nguồn cơn của những đau khổ tinh thần. Các dạng rối loạn lo âu, ví dụ như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, hội chứng sợ xã hội và ám sợ chuyên biệt, tiêu biểu cho suy nghĩ đặc biệt phổ biến trong thế kỷ 21: chứng lo âu là một dạng bệnh lý cần được chữa trị.

Các cảm xúc tạo nên rối loạn lo âu thì cơ bản hơn và được trải nghiệm rộng rãi hơn, bao gồm nỗi sợ (một phản ứng cảm xúc đối với mối đe dọa sắp xảy ra) và lo âu (một cảm xúc khi chuẩn bị có một mối đe dọa). Có một sự xung đột lâu dài giữa hai ý nghĩ: một là người ta đã quen với việc lo âu thuần tuý chỉ là cảm xúc; hai là xem lo âu như dấu hiệu cơ sở của một bệnh lý.

Mặc dù rối loạn lo âu hiện được xem là loại rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở Hoa Kỳ (ảnh hưởng đến 31% người trưởng thành ở một số giai đoạn trong cuộc sống) nhưng lo âu không phải lúc nào cũng được biết đến như là một vấn đề về sức khỏe tâm thần đã được công nhận. Theo thời gian, tại Mỹ và những nơi khác, khái niệm về lo âu đã được phát triển theo cách mà nó được nhìn nhận như một mối lo ngại lâm sàng lớn.

Trong lịch sử, lo âu thường bị trộn lẫn với các triệu chứng khác, khiến tầm quan trọng của nó bị lu mờ đi. Ví dụ, trong quyển American Nervousness (xuất bản năm 1881), nhà thần kinh học người Mỹ George Miller Beard đã vạch ra những nguyên nhân gây ra thứ mà ông gọi là cấp độ đại dịch của nỗi sợ trong văn hóa nước Mỹ. Chẩn đoán cụ thể cho cấp độ đó của ông là do ‘suy nhược thần kinh’. Một phần quan trọng của chẩn đoán bao gồm lo âu, nhưng nó cũng bao gồm một loạt các triệu chứng tâm lý và thể chất khác, được liệt kê trong một danh sách dài, bao gồm mất ngủ, tim đập nhanh và đau lưng. Một phần nhờ vào những nỗ lực quảng bá và các tác phẩm nổi tiếng của tiến sĩ Beard, chứng suy nhược thần kinh đã đạt được dấu ấn văn hóa đáng kể. Ý tưởng này đã gây được tiếng vang khi sự thay đổi xã hội đang diễn ra nhanh chóng; tiến sĩ Beard đổ lỗi phần lớn cho Thomas Edison và những phát minh của ông. Tuy nhiên, vì là một chẩn đoán y tế nên chứng suy nhược thần kinh nhanh chóng không còn được ủng hộ. Các chuyên gia y tế bắt đầu nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của chứng căng thẳng; họ có xu hướng coi các triệu chứng khác liên quan đến nó, chẳng hạn như những vấn đề về tim mạch, đáng được trị liệu hơn. Tiến sĩ Beard cũng góp phần vào sự nghi ngờ này bằng cách lập luận rằng sự lo âu sẽ giảm bớt khi văn hoá nước Mỹ trở nên tiến bộ nhân văn hơn.

Trong những thập kỷ sau đó, Sigmund Freud cố gắng để thay đổi cách nhìn của mọi người về lo âu, bắt đầu bằng nỗ lực loại bỏ lo âu ra khỏi những tàn dư của chứng suy nhược thần kinh. Giữa thế kỷ 20, lo âu một lần nữa tái xuất hiện như một mối quan tâm đáng chú ý và như một thành ngữ mang tính văn hóa của sự bất an, thứ mà các nghệ sĩ và các tác giả dùng để nói về sự thay đổi. Có lẽ tuyên bố nổi tiếng nhất về vấn đề này quyển sách thơ Thời kỳ của lo âu (1947) của W H Auden. Ông hầu như không đơn độc trong việc truyền bá lo âu như một chứng rối loạn đặc trưng của thời đại. Trong những cuốn sách như Ý nghĩa của sự lo lắng (1950) của Rollo May, các nhà tâm lý học và những người khác đã thấy nhiều điều đáng lo ngại tại Mỹ, và việc thảo luận về sự lo âu là một điều có giá trị đặc biệt.

Xem bài viết  Rối loạn lo âu xã hội

Sự lo âu cũng rất phù hợp trong một hệ sinh thái y tế mới nổi. Miltown, một loại thuốc giải lo âu, được ra mắt vào những năm 1950, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong việc nghiêm túc điều trị “các vấn đề thần kinh”, bao gồm cả “suy nhược thần kinh” (trong đó, lo âu được cho là một triệu chứng chính). Hoạt động như một loại thuốc an thần nhẹ, Miltown có tác dụng nhanh và hiệu quả thần kỳ trong việc xoa dịu thần kinh. Các quảng cáo của loại thuốc này đều tập trung vào khả năng điều trị căng thẳng và lo âu, khuyến khích người tiêu dùng nhìn nhận cảm giác khó chịu hàng ngày của họ theo một cách mới, như một tình trạng có thể điều trị được.

Nhưng thời kỳ lo âu giữa thế kỷ 20 chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Sự nổi tiếng và suy tàn của Miltown đều xảy ra nhanh chóng. Mặc dù hầu hết các phản đối tập trung vào bản thân loại thuốc này, đặc biệt là khả năng lạm dụng thuốc, nhưng việc phản đối cuối cùng cũng chỉ xoay quanh một câu hỏi cơ bản là liệu có nên xem lo âu là một vấn đề cần được trị liệu bằng thuốc hay không. Vì sao lại cần phải trị liệu một thứ quá bình thường như vậy? Có lẽ lo âu chỉ đơn giản là sự phản chiếu lại những căng thẳng của một thời kỳ mà trong đó, lo âu nên được xem là bình thường. Bất chấp sự nghi ngờ này, các giải thích về sự tiến hóa đều bắt đầu với ý tưởng rằng nỗi sợ và lo âu giúp nâng cao thể chất của con người bằng việc cảnh báo các nguy hiểm có nguy cơ xảy ra.

Đôi khi, các thuật ngữ tâm thần trước đây về lo âu cũng đã từng gặp phải mâu thuẫn như trên. Tại Hoa Kỳ, Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần (DSM) cung cấp các triệu chứng và danh mục để chẩn đoán chính thức các rối loạn tâm thần, và vị thế của lo âu trong các trang ghi chép về nó đã phát triển qua các lần sửa đổi liên tiếp. Lo âu được trình bày một cách nổi bật trong quyển DSM-II (1968) như một mô típ, thể hiện rõ qua nhiều loại rối loạn. Tầm quan trọng của lo âu trong sách hướng dẫn không quá khác biệt với những gì mà tiến sĩ Freud đã hình dung về nó. Nhưng trong DSM-III (1980), một sửa đổi đặc biệt quan trọng về các tiêu chuẩn chẩn đoán, thì lo âu lại ít được chú trọng hơn nhiều.

DSM-III có một danh mục các loại rối loạn lo âu, được phân biệt rõ ràng với những loại rối loạn khác. Tuy nhiên, việc tạo ra danh mục này hầu như không làm tăng sự nổi bật của chứng lo âu trong nghiên cứu hoặc thực hành lâm sàng. Danh mục ấy bao gồm một loạt các rối loạn cụ thể nhưng không đồng nhất. Trong khi các loại rối loạn tâm trạng được đại diện bởi chứng trầm cảm thì các loại rối loạn lo âu lại không được đại diện bởi bất kỳ chứng rối loạn lo âu đơn lẻ nào. Rối loạn lo âu lan tỏa dường như hoạt động tốt trong việc phản ánh sự lo âu về nhiều thứ, nhưng rối loạn này ít phổ biến hơn so với chứng ám ảnh xã hội hoặc chuyên biệt. Nghiên cứu tập trung vào một chứng rối loạn lo âu thường sẽ ít nói về những loại rối loạn lo âu khác. Vì chỉ là một mục tiêu trị liệu lâm sàng nên lo âu dễ dàng bị lu mờ bởi các loại rối loạn khác, và được xếp vào nhóm các cảm giác bất an thường ngày.

Xem bài viết  Bài tập Trở về

Việc tạo ra các danh mục rối loạn tâm thần trong các sách hướng dẫn như DSM không chỉ đơn thuần là một vấn đề học thuật. Những khái niệm mà các bác sĩ tâm thần tạo ra có xu hướng giả định sự tồn tại của riêng những khái niệm đó khi chúng được lưu trữ trong các công cụ chẩn đoán và được hiểu rõ như các công cụ khoa học. Do một phần các tiêu chí được cung cấp trong DSM, giai đoạn cuối thế kỷ 20 có thể được coi là thời kỳ của chứng trầm cảm.

Với sự gia tăng của các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), như là Prozac, từ cuối những năm 1980, chứng trầm cảm bắt đầu mang một ý nghĩa đặc biệt. Dựa trên tiêu chí của DSM, nhiều người đã đạt đến ngưỡng mắc chứng trầm cảm. Và SSRIs dường như đặc biệt thích hợp để điều trị chứng này. Vào khoảng thời gian mà Prozac có mặt trên thị trường, tổng số lượt khám trầm cảm tại phòng mạch của các bác sĩ mỗi năm đã tăng lên đáng kể, từ 10,99 triệu vào năm 1985 lên trung bình là 20,43 triệu vào năm 1993 và 1994. Điều này xảy ra không phải là vì các trường hợp trầm cảm đột ngột bị nhân lên mà thay vào đó, trong tiếng vang của sự ra đời của các loại thuốc chống lo âu ban đầu – trầm cảm đột nhiên được nhiều người xem và nói đến như một tình trạng y tế có thể điều trị được, hơn là một rắc rối hàng ngày có thể bỏ qua.

Tất nhiên là sự lo âu vẫn luôn tồn tại ở đó. Trầm cảm có vẻ phổ biến ở nhiều thời kỳ, nhưng những người ở cuối thế kỷ 20 hầu như không có nhiều vấn đề để phải lo âu hoặc nếu có thì những vấn đề đó dễ dẫn đến trầm cảm hơn. Thực tế thì những rối loạn lo âu thường xuyên xảy ra cùng với trầm cảm. Các nhà trị liệu chắc chắn đã nhận ra tầm quan trọng của lo âu như một chiều hướng đau khổ ở thân chủ. Ngay cả khi trị liệu trầm cảm bằng SSRI là trọng tâm của nhiều phương pháp điều trị, việc giảm bớt nỗi sợ hãi và lo âu của bệnh nhân là một việc làm tốt hơn để giúp họ khỏe mạnh. Hơn nữa, việc lo âu được báo cáo như một trải nghiệm cảm xúc cơ bản đã bắt đầu gia tăng trong các đoàn hệ sinh sản trong thế kỷ 20, một phần là do những thay đổi trong gia đình, sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và kinh tế không ổn định, cùng những sự ràng buộc xã hội ngày càng căng thẳng. Nếu chúng ta đang ở trong một thời đại mới của lo âu, thì việc định danh cho lo âu rất có thể chính xác ở lần này.

Được xem như là một mục tiêu điều trị, lo âu lại nổi lên vì nó phổ biến và cũng vì nó giúp ích cho việc điều trị chính nó trong thế kỷ 21. Các loại thuốc điều trị lo âu có xu hướng có tác dụng nhanh và việc sử dụng benzodiazepine, một loại thuốc mạnh được kê đơn lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ trước, đã tăng lên theo thời gian ở các cơ sở ngoại trú. Lo âu cũng được cải thiện với các loại trị liệu khác. Ví dụ, nó có thể được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Và liệu pháp này có thể được thực hiện trong nhiều cơ sở khác nhau mà không nhất thiết phải đào tạo chuyên sâu. Ví dụ, trong môi trường trường học, các biện pháp can thiệp lo âu có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các y tá và giáo viên. Chứng lo âu cũng ngày càng được phát hiện nhiều khi các bệnh nhân trình bày các triệu chứng tâm thần với bác sĩ .

Xem bài viết  Anhedonia

Một số nghi ngờ lâu nay về việc liệu lo âu có đáng được điều trị hay không cũng đã được giải quyết. Điều này ngày càng rõ ràng hơn rằng mặc dù mức độ lo âu có thể là điều tự nhiên và thậm chí có thể cần thiết đối với một giống loài thích nghi tốt thì lo âu cũng có những hậu quả tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe con người. Lo âu có thể làm suy yếu thành tích học tập ở trẻ em và thanh thiếu niên; những công nhân lo âu thường kém năng suất hơn; các vận động viên lo âu có thể sẽ không đạt được kỳ vọng của chính họ. Theo thời gian, lo âu cũng có thể dẫn đến sức khỏe thể chất tồi tệ hơn.

Mặc dù vẫn còn có sự kỳ thị đáng kể đối với hầu hết các rối loạn tâm thần, nhưng đối với chứng lo âu, sự kỳ thị lại khác và đang dần thay đổi. Lo âu có thể được xem là có thể điều trị được và không phải là một điều bất thường. Phần lớn sự kỳ thị còn tồn tại xung quanh chứng rối loạn tâm thần tập trung vào nỗi sợ bạo lực. Nhưng trong suy nghĩ của công chúng, lo âu ít liên quan đến bạo lực hơn là bệnh tâm thần phân liệt. Sự kỳ thị kéo dài liên quan đến lo âu một phần là do người ta cho rằng nó phản ánh sự yếu kém. Một chủ đề cũ đã gây bức xúc trong việc coi lo âu như một vấn đề lâm sàng là mọi người có thể vượt qua nó bằng một lối tư duy đúng đắn và thậm chí có thể học hỏi từ nó. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sự chấp nhận rằng các rối loạn tâm thần phần lớn có nguồn gốc di truyền, làm giảm bớt sự kỳ thị từng gắn liền với các chứng rối loạn mà trước đây được coi là một vấn đề của tính cách yếu ớt. Ở hiện tại, một người đang mắc chứng lo âu có thể dễ dàng hơn để thừa nhận với người khác.

Ý tưởng về thời kỳ của lo âu chưa được xem là một tuyên bố cụ thể về tâm thần học, nhưng mức độ nghiêm túc mà trong đó, lo âu được coi là mối quan tâm lâm sàng của cả công chúng và các nhà cung cấp dịch vụ điều trị đã có sự gia tăng. Nếu bây giờ chúng ta lo âu hơn trước đây, chúng ta cũng có xu hướng gia tăng trong điều trị chứng lo âu của mình nhiều hơn. Theo đó, thời đại lo âu đã đến một cách chậm rãi nhưng nó có thể đã bắt đầu.

Bài viết dịch từ: https://psyche.co/ideas/after-many-false-starts-this-might-be-the-true-age-of-anxiety

Leave a Comment

Scroll to Top