Tranquil

Mất Kết Nối

  • Tác giả: Johann Hari
  • Tựa tiếng Anh: Lost Connections
  • Xuất bản: 2018

Xét về khía cạnh sinh lý thần kinh, trầm cảm được cho là có liên quan đến “sự mất cân bằng” hoá chất trong não, có liên qua đến mức Serotonin. Mỗi trường phái tâm lý có những cách lý giải dựa trên học thuyết của từng trường phái, các hướng dẫn trị liệu được trên lý thuyết nguyên nhân, các hình thức phổ biến có Talk therapy, can thiệp thuốc, và mô hình BioPsychoSocial (Tâm – Sinh – Xã) viết tắt của Tâm lý – Sinh học – Xã hội. Trong Lost Connections, nhà báo Johann Hari phân tích các thành tố tâm lý & xã hội gây trầm cảm (mà theo tác giả gọi là “Mất kết nối”), và những cách chữa trầm cảm từ góc nhìn môi trường và xã hội, chứ không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân. 

Mất kết nối với người xung quanh

1.1 Mất kết nối với những mối quan hệ ý nghĩa

Một trong những nguyên nhân tác giả cho rằng gây ra trầm cảm là do chúng ta mất kết nối ý nghĩa với người xung quanh. Sâu thẳm bên trong mỗi người trải qua hàng triệu năm tiến hoá, chúng ta mang trong mình mong muốn được kết nối. Tác giả đưa ra lý giải liên quan đến lối sống của con người thời săn bắt hái lượm, gắn kết trong bộ lạc là yếu tố sống còn. Trong xã hội ngày nay, cảm giác cô lập sẽ kích hoạt sự lo lắng, bất ổn trong con người, vì mất gắn kết đe doạ đến sự sinh tồn. 

Chúng ta sống trong những thành phố đông nghịt người, nhưng chúng ta mất kết nối hơn bao giờ hết, những kết nối chúng ta cần là kết nối “ý nghĩa” , kết nối này khác với kết nối dựa trên công việc, xã giao nơi công sở. 

1.2 Mất kết nối với Trạng thái Xã hội Tích cực

Khi nghiên cứu bầy đàn Khỉ đầu chó (Baboons), các nhà khoa học nhận thấy những phân chia thứ bậc của những con khỉ to xác, mạnh mẽ và những con yếu thế. Để tránh bị đe doạ, những con yếu thế có những hành vi tỏ ra mình vô hại, hành vi và biểu hiện của những con khỉ này giống hệt biểu hiện của những người trầm cảm. 

Thiếu an toàn tài chính, mất quyền kiểm soát trong công việc, các tương quan đỗ vỡ khiến con người rơi vào trạng thái yếm thế và cảm giác tệ hại, cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta bắt đầu so sánh mình với những người khác. Và cách phản ứng yếm thế của chúng ta là quy phục và trở nên vô dụng. 

Xem bài viết  Liệu pháp Chiếc ghế trống

Trạng thái xã hội thấp kém có thể dẫn đến trầm cảm, và ngược lại, những người trong trạng thái xã hội cao cấp cũng có xu hướng trầm cảm cao, vì họ lo sợ đe doạ đến vị trí xã hội của mình. Những mô hình tổ chức với nhiều tầng lớp thường gây căng thẳng cho người trong tổ chức đó, nhiều hơn so với các tổ chức ít lớp lang, hạn chế tầng bậc. 

Mất kết nối với quá khứ và hiện tại

Ngoài mất kết nối với những người xung quanh, mất kết nối với quá khứ và tương lai cũng có thể góp phần gây trầm cảm. 

2.1 Mất kết nối với sang chấn trong quá khứ

Sang chấn trong quá khứ là một trong những dấu hiệu của trầm cảm và các vấn đề sức khoẻ tinh thần khác ở người trưởng thành (theo Adverse Childhood Experiences nghiên cứu)

2.2 Mất kết nối với niềm hy vọng vào tương lai

Không còn tưởng tượng, hình dung và lên kế hoạch cho tương lai, nhất là khi trong bất ổn về tài chính, sức khoẻ, cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm. Nhiều người làm những công việc tạm thời, thiếu đảm bảo về dòng tiền, nhũng lo lắng về tài chính khiến chúng ta khó hình dung và hy vọng vào tương lai, những suy nghĩ và lo lăng này cũng góp phần vào nguyên nhân, tình trạng trầm cảm. 

Mất kết nối với Ý nghĩa & Mục đích

Nếu mỗi ngày sống của chúng ta trôi qua vô nghĩa, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào trầm cảm. Những người sống ở thành phố, bao vây bởi lo toan cơm áo gạo tiên, bao vây bới các bảng quảng cáo hời hợt, các dịch vụ ngày đêm, ý nghĩa cuộc sống quanh quẩn quanh nhu cầu tồn tại sẽ rút cạn năng lượng của con người và gây ra những vấn đề tinh thần. 

3.1 Mất kết nối với công việc ý nghĩa

Năm 2011, 2012, trong một khảo sát của Gallup, thu được kết quả “chỉ có 13% người đi làm hào hứng và có cảm giác gắn bó với công việc”. Nguyên nhân lý giải cho kết quả này là: thiếu quyền chủ động tỏng công việc, trạng thái xã hội thấp kém, không có kết quả tưởng thưởng cho những nỗ lực. Đồng thời, giờ làm việc từ “9 to 5” đã chuyển sang “7 to 7”, có nghĩa là mọi người dành hầu hết thời gian của mình cho công việc. 

Xem bài viết  Đi tìm Lẽ sống (Victor E.Frankl)

3.2 Mất kết nối với động lực bên trong (Intrinsic Motivation)

Có rất nhiều người duy trì một công việc chán nản chỉ vì công việc đó trả lương cao. Trong tường hợp này, lương là động lực bên ngoài (Extrinsic motivation). Nếu động lực bên ngoài là những yếu tố liên quan đến tiền bạc, danh vọng, vật chất, để gây ấn tượng với người khác, thì động lực bên trong là niềm vui thuần khiết khi bạn làm điều gì đó. Được làm những điều mang đến niềm vui thuần khiết từ động lực bên trong giúp gia tăng niềm hạnh phúc, và ngược lại, thời gian bạn chạy theo động lực bên ngoài sẽ rút năng lượng và gây ra những lo lắng, căng thẳng, stress và các triệu chứng rối loạn tinh thần khác. 

Chủ nghĩa vật chất và trầm cảm

Nhũng động lực bên ngoài có thể xem là cuộc chạy đua với chủ nghĩa vật chất, sẽ dẫn chúng ta đến nguy cơ trầm cảm vì 2 lý do sau: 

  1. Những người yêu vật chất thường có các tương quan hời hợt và lợi dụng bởi vì họ bị ám ảnh bởi tiền và vị thế, khi nhu cầu xã hội của họ không được đáp ứng, và trong cuộc chạy đua vật chất, họ đánh mất các tương quan ý nghĩa và vô vị lợi.
  2. Những người yêu vật chất cảm thấy thiếu tự tin vào giá trị nội tại bởi vì họ luôn lo lắng làm sao để gây ấn tượng với người khác.

Mất kết nối với thiên nhiên

Chúng ta sống những thành phố lớn và xa rời thế giới tự nhiên. Khi ta mất kết nối với thiên nhiên, ta bị mắc kẹt trong cái tôi nhỏ bé của mình, và đánh mất ý nghĩa của sự sống và sự hiện diện. Tác gỉa ví những người sống trong các thành phố chất chội như các con thú trong sở thú, bị nhốt và không hạnh phúc. Những người sống ở thành thị thường có nhiều vẫn đề sức khoẻ tinh thần hơn những người được sống gần thiên nhiên. 

Các nhà khoa học lý giải như sau:

  • Con người là những sinh vật được tiến hoá, sinh ra từ thiên nhiên, cơ thể của chúng ta được tạo ra để di chuyển và vận động.
  • Chúng ta có sự gắn kết sâu thẳm với cảnh quan thiên nhiên. Các nhà khoa học gọị là Biophilia, điều này lý giải tại sao khi bạn căng thẳng, dạo bộ dưới hàng cây xanh có thể giúp tinh thần trở nên tốt hơn. 
  • Kết nối với thiên nhiên xoá bỏ cái tôi nhỏ bé. Nỗi đau, vấn đề, hay thậm chí là trầm cảm khiến ta ngập chìm trong bản thân mình. Nhưng khi hoà vào thiên nhiên, nỗi đau của ta dường như không còn là cái to bự nhất thế giới nữa khi chúng ta so sánh với caí bao la và kỳ diệu của thiên nhiên và sự sống. 
Xem bài viết  PHQ-9 Bảng xem xét mức độ trầm cảm

Sinh học không là nguyên nhân duy nhất gây ra trầm cảm, tuy nhiên không thể phủ nhận tầm quan trọng của sinh học trong trầm cảm.

Neuroplasticity (Khả biến thần kinh)

Khả biến thần kinh là khả năng thay đổi cấu trúc của não trước các yếu tố ngoại sinh như môi trường, thói quen sống. Mỗi phần trong não chúng ta có thể ví như mỗi phần cơ khác nhau trong cơ thể, bạn càng dùng phần đó bao nhiêu, thì càng giúp phát triển nó nhiều hơn. Ví dụ, trong nghiên cứu não bộ của các tài xế taxi tại Luân đôn, các nhà khoa học phát hiện ra “Hippocampal” của họ lớn hơn so với những người bình thường. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số phần của não có dấu hiệu nhỏ lại ở những người bị trầm cảm. Cụ thể là những khu vực này bị mất khối lượng chất xám (GMV) Mất lượng chất xám dường như cao hơn ở những người bị trầm cảm thường xuyên hoặc liên tục với các triệu chứng nghiêm trọng. 

Tin tốt lành là, khả biến thần kinh cũng có nghĩa là trầm cảm có thể được trị liệu và thay đổi. 

Gen

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 37% người trầm cảm có yếu tố di truyền. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thâm chí ở những người có gen mang nguy cơ trầm cảm cao, những gen này, riêng lập, khó “kích hoạt” nếu không bị tác động bởi môi trường. 

Tác giả đưa ra các phương pháp trị liêu không dùng thuốc, mà ông gọi là “Tái kết nối”, những gợi ý của tác giả không chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân, nhưng lớn hơn nữa, bao gồm cộng đồng và xã hội. Nếu bạn đang làm việt 10 tiếng mỗi ngày chỉ để trả hoá đơn hàng tháng, và không tìm thấy động lực của niềm vui, thì khó lòng duy trì được động lực và sức khoẻ tinh thần. Cộng đồng khoẻ mạnh tinh thần, giải quyết trầm cảm, cần được tiếp cận dưới lăng kính xã hội Tâm lý – Sinh Học – Xã hội vì trầm cảm không chỉ là triệu chứng của một cá nhân riêng lẻ, nhưng là trách nhiệm của thiết chế nhà nước, xã hội và cộng đồng cùng chung tay. 

Nhà tham vấn – Dương Trang

Leave a Comment

Scroll to Top