Tức giận là một trong các cảm xúc cơ bản của con người, vì vậy nổi giận là trải nghiệm mà ai cũng từng trải qua. Vậy trầm cảm và cơn giận có mối liên hệ gì với nhau hay không?
Con người thường xem tức giận là một cảm xúc tiêu cực, nhưng thực chất thì không phải vậy. Vì dù gì đi nữa, phía sau mỗi cơn giận đều có một nguyên nhân. Khi được kiểm soát và khai thác hiệu quả, nó thậm chí còn cho ta hướng đi hợp lý để giải quyết nguyên nhân gây ra vấn đề.
Vậy còn cơn giận xuất hiện bất ngờ, vô cớ hay kéo dài dai dẳng sau đó thì sao?
Có thể bạn:
- Thường xuyên nạt nộ hay lớn tiếng với người thân
- Khó kiểm soát được tính khí, ngay cả với những chuyện nhỏ nhặt
- Luôn có những lời lẽ, phản ứng gay gắt và đanh đá
Có thể bạn chưa nhận ra nhưng cơn giận kéo dài này có thể thật sự là một dấu hiệu trầm cảm. Những người gặp trầm cảm nhận thấy họ dễ nổi giận và kích động hơn đối với cả bản thân và những người xung quanh.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm lý bao gồm các cảm giác đau buồn, tuyệt vọng hay vô dụng cùng cực.
Khi gặp trầm cảm bệnh lý, bạn sẽ nhận thấy cái triệu chứng này xảy ra hầu như mỗi ngày trong hai tuần hoặc có thể kéo dài lâu hơn.
Các triệu chứng trầm cảm ở mỗi người là không giống nhau, nhưng các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Có cảm giác trống trải hay cảm xúc tê liệt, chết lặng
- Giảm hứng thú trong các hoạt động thường ngày như công việc, học hành hay thời gian bên cạnh người thân, bạn bè
- Không còn cảm giác thích thú đối với những thứ từng yêu thích trước kia
- Nóng giận và kích động bất chợt
- Đờ đẫn, bao gồm khó khăn khi tập trung, ghi nhớ hay giải quyết các tác vụ thường ngày
- Thay đổi mức năng lượng, có thể là bồn chồn, trì độn hay mệt mỏi
- Các vấn đề về giấc ngủ bao gồm khó vào giấc và khó duy trì giấc ngủ
- Thay đổi về khẩu vị và cân nặng
- Các biểu hiện cơ thể như đau đầu, đau nhức cơ thể hay mắc cái vấn đề tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân
- Có suy nghĩ muốn tự tổn thương hay tự tử
Tức giận là gì?
Cơn tức giận thường xuất hiện khi ta gặp điều bất công hoặc bị xem thường, đe dọa hay ngược đãi.
Ví dụ về các trường hợp có thể khiến ta tức giận:
- Gặp phải thử thách khó khăn trong cuộc sống, nhất là những thử thách làm ta cảm thấy bất lực, vô năng
- Có người tổn thương ta hay người ta quan tâm
- Cảm giác bị xem nhẹ hay hiểu lầm bởi người khác
Cơn giận có thể dẫn đến:
- Tim đập nhanh
- Co thắt ngực đột ngột
- Suy yếu, run rẩy, mất bình tĩnh
- Căng cơ, đặc biệt là cơ mặt và hàm
- Ra nhiều mồ hôi
- Đỏ và nóng ran khắp cơ thể
- Cảm giác muốn đấm, ném hay đập phá đồ vật
- Cảm giác muốn đánh, đẩy hay tổn thương bản thân và người khác
- Cảm giác muốn hét vào mặt ai đó, nhất là người hay thứ đã gây ra cơn giận
- Cảm giác oán giận, nhục nhã hay tội lỗi
- Bồn chồn và căng thẳng, hoặc cảm giác bản thân không thể yên lòng
Cơn giận thường sẽ nguôi ngoai một khi vấn đề được giải quyết, mối đe dọa không còn hay khi đã cố gắng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc.
Ta có thể cố kìm nén hay phớt lờ cơn giận và mong nó sẽ dần bớt đi. Tuy nhiên, cơn giận xuất phát từ trầm cảm có khả năng sẽ không tiêu tan dễ dàng như vậy – nó có nguy cơ sẽ chống lại các nỗ lực kiềm chế của ta. Và cuối cùng, cơn giận kéo dài này có bắt đầu “bùng nổ”.
Cơn giận như thế nào có thể là dấu hiệu trầm cảm?
Bản mới nhất của quyển “Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn Tâm lý (DSM-5)” không liệt tức giận vào danh sách 9 biểu hiện trầm cảm chính.
Tuy nhiên, trong sách có nhấn mạnh rằng nhiều người gặp trầm cảm có nhận thấy những cảm xúc nổi giận, dễ cáu và thất vọng kéo dài.
Tức giận có thể liên quan đến trầm cảm theo nhiều cách:
Dễ nổi cáu
Khi có tâm trạng dễ cáu, có thể bạn:
- Dễ thiếu kiên nhẫn với bản thân và người khác
- Dễ tự ái hay thấy phiền ngày cả đối với những thứ nhỏ nhặt
- Trút giận bằng hành vi như đóng cửa mạnh, quăng đồ vật
- Thấy bản thân có những phản ứng đanh đá, gay gắt hay cay nghiệt dễ gây xung đột và mâu thuẫn
- Hay đi tới đi lui, hay sốt ruột
Người dễ nổi nóng có thể mang bộ dạng rất bi quan hoặc thảm hại.
Khi gặp phải lỗi lầm hay trì trệ, cảm giác chán ghét và nổi giận còn có nguy cơ kết hợp với tuyệt vọng. Thay vì cố gắng tìm ra hướng đi đúng khi gặp vấn đề, bạn có thể mất bình tĩnh. “Vấn đề là gì? Tôi làm gì cũng sai hết”, hoặc “Chẳng điều gì diễn ra theo kế hoạch của tôi hết.”
Cảm xúc thù ghét
Về cơ bản, cảm xúc thù ghét bao gồm nỗi đắng cay, khắt nghiệt, hoài nghi và thù hận. Bạn có thể hướng những cảm xúc này đến những người nhất định, đến tất cả mọi ngồi hay thậm chí đến bản thân mình.
Các ví dụ về thù ghét bao gồm:
Những bình luận ác hay hay giễu cợt
Thói quen đổ lỗi khi có sai lầm
Xu hướng phản ứng giận dữ thái quá đối với sự đe dọa dù có xác định hay không
Hành vi nhỏ nhen hoặc không mấy thân thiện
Thói quen nghi ngờ người khác và ý định của họ
Ngoài ra, cảm xúc này có thể được trải nghiệm cá nhân, nghĩa là bạn vẫn có thể tức giận trong đầu mà không thể hiện ra đối với bất kì ai.
Cảm giác thù ghét cũng có thể dẫn đến những cảm xúc tội lỗi – rất thường gặp ở người trải qua trầm cảm.
Các cơn giận dữ
Nhiều chuyên gia xem các cơn giận dữ là một điển hình cá biệt của tức giận trong trầm cảm.
Theo các nghiên cứu từ 2011 đến 2019, các cơn giận dữ không chỉ thường gặp ở trầm cảm. Chúng còn có thể ảnh hưởng hành vi của ta đối với những người xung quanh cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các “cơn” này bao gồm sự giận dữ bất chợt và cao trào và thường:
- Không giống bản thân bạn (bạn thường không có các cơn giận tương tự)
- Thái quá hay không phù hợp với ngữ cảnh
- Gây cảm giác tội lỗi và ân hận khi nguôi ngoai
Bạn cũng thướng sẽ trải qua những dấu hiệu dưới đây:
- Đỏ mặt
- Ra nhiều mồ hôi
- Co thắt, áp lực hay bị ép ở phần ngực
- Bồn chồn, sốt ruột hoặc tê liệt và chậm chít tứ chi và bàn tay, bàn chân
- Khó hít thở sâu
- Rung rẩy, choáng vắng hay nông nổi
- Cảm giác lo âu và sợ hãi
- Mất kiểm soát
- Dễ quát tháo hay gây thương tích đối với người khác hay đồ vật
- Phá hoại tài sản và đồ vật
Các cơn giận dữ cũng có thể diễn ra kèm theo các tình trạng tâm lý khác như rối loạn lo âu hay rối loạn lưỡng cực.
Điều gì gây ra giận dữ do trầm cảm?
Các chuyên gia chưa có đáp án chính xác về lý do tại sao có người trầm cảm trải qua giận dữ còn có người lại không. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng cơn giận thường xảy ra ở một số người hơn so với những người khác
Các yếu tố có nguy cơ làm tăng mức độ giận dữ trong trầm cảm gồm có:
Giới tính
Dù người thuộc giới tính nào cũng có thể trải qua giận dữ như một triệu chứng của trầm cảm, có mình chứng cho rằng nam giới thường có xu hướng đối mặt các cơn giận hơn.
Cơn giận dữ có thể là đặc trưng cho trầm cảm ở nam giới ở mức độ khá thường xuyên bởi các định kiến xã hội đặt ra cho họ về việc bày tỏ cảm xúc cũng như tính mềm yếu.
Các định kiến về giới tính gợi ý rằng một người đàn ông phải có vẻ ngoài cứng rắn, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh và phải tránh thể hiện nỗi buồn, tính yếu đuối hay vô dụng. Thay vì chia sẻ những cảm xúc này, nam giới gặp trầm cảm có thể:
- Cố phớt lờ chúng
- Cố vượt qua bằng rượu bia hay các chất khác
- Trút giận bằng những lời lẽ tức giận và khó nghe
Thói quen kìm nén cảm xúc kéo dài có thể gây nhiều khó khăn khi giải quyết những cảm xúc nói trên. Hậu quả là nam giới còn khó có thể nhận ra các triệu chứng trầm cảm, hoặc phát hiện trầm cảm qua nhận biết cơn giận của mình.
Tuổi tác
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường có vẻ khó đoán và dễ cáu nhiều hơn là buồn rầu.
Mức độ ủ rũ nhất định khá điển hình cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Mặt khác, giận dỗi kéo dài, các cơn giận dữ hay dễ nổi nóng cũng có thể là biểu hiện của trầm cảm, nhất là khi chúng cũng:
· Biểu hiện giảm hứng thú đối với các hoạt động thường ngày
· Không muốn giành thời gian cho gia đình và bạn bè
· Ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường
· Thường bị đau nhức hay bao tử khó chịu
Một nghiên cứu trước đó vào 2011 đã khám phá ra rằng trầm cảm và giận dữ ở người lớn tuổi cũng có thể liên quan đến các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng và nguy cơ cao hơn gặp các cảm xúc mạnh mẽ hay tức giận, dễ cáu hay thù ghét.
Các tình trạng diễn ra đồng thời
Bạn có thể có biểu hiện giận dữ do trầm cảm cao hơn nếu bạn đang cùng lúc trải qua trầm cảm và một tình trạng tâm lý khác có thể kể đến như:
· Rối loạn lo âu
· Rối loạn sử dụng chất kịch thích
· Rối loạn nhân cách, bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn nhân cách ranh giới
· Rối loạn stress sau sang chấn
Tiền sử sang chấn, bị bỏ mặc hay bạo hành
Bạo hành, bỏ mặc hay bỏ rơi trong giai đoạn tuổi thơ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và góp phần gây ra cảm giác giận dữ vô căn cứ.
Nếu có một tuổi thơ không thể biểu hiện hay chia sẻ cơn giận, rất có thể khi lớn lên bạn sẽ vẫn tiếp tục kìm nén ngày cả khi đó là phản ứng nên có khi thấy mình bị sỉ vả hay khi gặp bất công. Cơn giận bị kìm hãm sẽ một lần nữa “rò rỉ” ra ngoài, thường là dưới dạng sự dễ nổi nóng kéo dài hay các hành vi tiêu cực bằng lời nói hay qua hành động.
Hơn nữa, cảm giác vô dụng và yếu kém không được bày tỏ ra ngoài mà nguyên nhân là do bị bạo hành lúc nhỏ hay các sang chấn về tâm lý cũng có thể kéo đến cơn giận dành cho chính bản thân. Những cảm xúc này làm nỗi xấu hổ, tự trách một cách cay nghiệt và tự trừng phạt tiếp diễn, tất cả đều có thể xuất hiện khi trải qua trầm cảm.
Khi nào bạn cần hỗ trợ từ chuyên gia?
Khi gặp phải cơn giận dữ kéo dài dai dẳng song song với các triệu chứng trầm cảm khác, bạn nên tìm cho mình một nhà trị liệu.
Trầm cảm thường sẽ không thuyên giảm mà không có trợ giúp của chuyên gia tâm lý được đào tạo. Trị liệu có thể giúp bạn kiểm soát cơn giận tốt hơn dù chắc chắn rằng bạn cũng có thể tự học cách kiểm soát nó.
Khi có các triệu chứng tâm lý gây những hệ lụy dưới đây, hãy liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ ngay:
- Cản trở việc thực hiện công việc hàng ngày
- Ảnh hưởng các mối quan hệ cá nhân và công việc
- Gây giảm sút chất lượng cuộc sống
- Ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe thể chất
Việc trị liệu sẽ cung cấp một không gian an toàn cho:
- Trị liệu các triệu chứng trầm cảm
- Xác định các nguyên nhân trầm cảm và giận dữ tiềm tàng
- Tìm ra “chiến thuật” hiệu quả để đối phó với các tác nhân và giải quyết các cảm xúc cực đoàn
Trị liệu cơn giận dữ và trầm cảm
Nhà trị liệu của bạn sẽ bắt đầu quá trình trị liệu bằng các câu hỏi về những thứ như:
- Các triệu chứng về thể chất và về cảm xúc, bao gồm thời gian chúng bắt đầu và mức độ thường gặp
- Cuộc sống thường nhật, bao gồm những thay đổi mà bạn đã trải qua
- Mối quan hệ của bạn với người khác
- Các thay đổi về hành vi
- Các suy nghĩ tổn thương bản thân và người khác
Trả lời cởi mở và chia sẻ thành thật có thể giúp nhà trị liệu hiểu được vấn đề của bạn, góp phần làm quá trình trị liệu hiệu quả và dễ dàng hơn.
Nhà trị liệu luôn phải thể hiện lòng trắc ẩn, tôn trọng và luôn hỗ trợ mà không đánh giá. Hãy nhớ rằng, việc của một nhà trị liệu là giúp đỡ chứ không phải phê bình hay chỉ trích cảm xúc hay hành vi của thân chủ.
Phương pháp trị liệu tốt nhất cho bạn có thể dựa trên triệu chứng và ảnh hưởng của triệu chứng đối với cuộc sống của bạn.
Nhà trị liệu của bạn có thể sẽ giới thiệu:
- Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT). Qua CBT, bạn sẽ thách thức và điều chỉnh các phản ứng khi tức giận và các suy nghĩ không mong muốn nảy sinh do ảnh hưởng của trầm cảm.
- Liệu pháp Tâm động học. Liệu pháp này có thể giúp bạn tìm ra “nguồn” của cơn giận và trầm cảm.
- Liệu pháp tương tác cá nhân. Thông qua liệu pháp này, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết và điều tiết cơn giận cũng như những cảm xúc tiêu cực khác ảnh hưởng các mối quan hệ.
- Thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này có thể làm giảm triệu chứng giận dữ và thù ghét song song với trầm cảm.
- Các phương pháp hỗ trợ. Thiền, bài tập về hít thở và các kĩ thuật giảm căng thẳng sẽ giúp điều hướng lại các cảm xúc mất kiểm soát của bạn.
Giải quyết trầm cảm và cơn giận dữ
Liệu pháp và thuốc men không phải là các phương pháp duy nhất có thể giúp bạn đối phó với giận dữ và trầm cảm.
Những “chiến thuật” hữu ích khác bao gồm:
Hãy bày tỏ. Chia sẻ cảm xúc với những người thân và bạn bè mà bạn tin tưởng không những có thể giúp bạn hiểu cảm xúc của mình hơn mà còn giúp bạn nhận được hỗ trợ về cảm xúc từ họ. Bạn cũng có thể kết nối với những người gặp tình trạng tương tự qua các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm.
Tập thể dục. Tìm động lực tập thể dục khi đang mắc trầm cảm có thể rất khó khăn, nhưng tập thể dục có thể điều chỉnh giấc ngủ, giảm trầm cảm và giúp kiểm soát giận dữ cũng như căng thẳng.
Ngủ đủ giấc. Mỗi người có thể cần thời gian ngủ khác nhau, nhưng khoảng từ 7 đến 9 giờ thường là tiêu chuẩn cho một giấc ngủ đủ. Cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ có thể cải thiện tâm trạng và động lực, bên cạnh khả năng giải quyết căng thẳng và áp lực.
Dành thời gian làm việc mình thích. Thêm khoảng thời gian cho sở thích và các hoạt động giải trí khác vào thời gian biểu có thể giúp bạn lường trước được các tình huống và giúp cải thiện cảm xúc của bạn.
Dịch từ: https://www.healthline.com/health/depression/depression-and-anger#symptoms