Tranquil

Schema Therapy

Schema therapy (Liệu pháp giản đồ) là một hình thức trị liệu tâm lý kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và thuyết tương quan. Schema Therapy được phát triển bởi Tiến sĩ Jeffrey Young (Young et al., 2003) nhằm giúp những người không đáp ứng các hình thức trị liệu nhận thức hành vi (CBT) truyền thống.

Theo Scheme therapy, các thói quen, lối sống tiêu cực và bệnh lý, còn được gọi là các Schema, bắt nguồn từ những trải nghiệm đau thương trong quá khứ hoặc nhu cầu cảm xúc không được đáp ứng trong quá khứ. Những Schema này có thể dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bệnh lý, có vấn đề, gây hại ở tuổi trưởng thành và có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và rối loạn nhân cách.

Liệu pháp giản đồ nhằm mục đích xác định và thay đổi các giản đồ (schema) tiêu cực này băng cách kết hợp các kỹ thuật trị liệu như tái cấu trúc nhận thức, tưởng tượng lại những trải nghiệm trong quá khứ và nhập vai. Nhà trị liệu làm việc với thân chủ để hiểu nguồn gốc của các Schema của họ và giúp họ phát triển các cơ chế đối phó mới, lành mạnh hơn để thay thế các khuôn mẫu cũ của họ, giúp thân chủ và phát triển một cuộc sống trọn vẹn và thỏa mãn hơn.

Xem bài viết  Ứng dụng Liệu Pháp Soma để chữa lành những sang chấn tâm lý

Liệu pháp giản đồ là một hình thức trị liệu tâm lý có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)
  • Rối loạn trầm cảm mãn tính
  • Rối loạn lo âu (Rối loạn lo âu lan toả, Rối loạn hoảng sợ, Rối loạn lo âu xã hội, v.v.)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • Rối loạn ăn uống (Chán ăn Nervosa, Bulimia Nervosa, v.v.)
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

Các kỹ thuật trị liệu được sử dụng trong liệu pháp giản đồ phổ biến nhất bao gồm:

  • Cognitive restructuring (Tái cấu trúc nhận thức): thay đổi những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực đã tạo nên các giản đồ bệnh lý. Nhà trị liệu giúp thân chủ xác định và điều chỉnh lại những suy nghĩ phi lý hoặc vô ích.
  • Imagery rescripting (Viết lại hình ảnh): Kỹ thuật này giúp thân chủ hình dung và hồi tưởng lại trải nghiệm đau buồn hoặc tiêu cực theo một cách mới, nhằm thay đổi cách họ cảm nhận trải nghiệm và phản ứng của họ với trải nghiệm đó.
  • Emotional reliving (Làm sống lại cảm xúc): Kỹ thuật này giúp khám phá và xử lý những cảm xúc bị kìm nén liên quan đến trải nghiệm đau buồn, nhằm giúp thân chủ giải quyết cảm xúc kìm nén và tiến về phía trước.
  • Role-playing (Nhập vai): nhà trị liệu và thân chủ thể hiện một kịch bản liên quan đến giản đồ của thân chủ, nhằm giúp thân chủ thực hành các chiến lược đối phó mới và lành mạnh hơn.
Xem bài viết  Dấu hiệu ban đầu của các rối loạn tâm lý, tâm thần

Đây chỉ là vài phương pháp trị liệu (trong rất nhiều các phương pháp) được sử dụng trong liệu pháp giản đồ. Các kỹ thuật cụ thể được sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân cũng như nhu cầu và mục tiêu riêng của thân chủ. Nhà trị liệu và thân chủ làm việc cùng nhau để xác định các chiến lược hiệu quả nhất cho tình huống cụ thể của thân chủ.

Reference

Young, J. E., Klosko, J. S., & Weishaar, M. E. (2003). Schema therapy: A practitioner’s guide. The Guilford Press.

Leave a Comment

Scroll to Top