Tranquil

Gắn Bó Né Tránh

Thế nào là kiểu gắn bó né tránh?

Những người có kiểu gắn bó né tránh thường đề cao sự độc lập và tránh né sự cam kết trong các mối quan hệ. Điều gì đã dẫn đến kiểu gắn bó này và làm thế nào để cải thiện chúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Gắn bó né tránh là gì?

Gắn bó né tránh là một phong cách gắn bó được phát triển khi một đứa bé không được cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể hiện sự quan tâm hoặc đáp ứng các nhu cầu của chúng. Khi nhận thấy cha mẹ hoặc người chăm sóc từ chối nếu chúng bộc lộ bản thân, đứa trẻ sẽ dần thích nghi. Từ đó, chúng dần không quan tâm đến nhu cầu của bản thân để duy trì hòa khí và sự có mặt của người chăm sóc, cha mẹ ở bên cạnh. Đứa trẻ đó vẫn cảm thấy lo lắng, buồn bã và tìm kiếm sự quan tâm nhưng làm vậy một mình, đồng thời cũng phủ nhận tầm quan trọng của những cảm giác đó.

Phong cách gắn bó này sẽ đi theo đứa trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Chúng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ lãng mạn và các kết nối khác trong đời sống của người đó. Những người có phong cách này thường cảm thấy chỉ có thể dựa vào chính mình. Từ đó, họ có ít động lực hoặc sự tin tưởng để tìm kiếm sự đồng hành, hỗ trợ của người khác.

Nguyên nhân dẫn đến kiểu gắn bó né tránh

Kiểu gắn bó né tránh sẽ phát triển khi một đứa trẻ có cha mẹ, người chăm sóc không thường xuyên thể hiện tình cảm hoặc phớt lờ, coi thường, không đáp ứng các nhu cầu của chúng. Việc từ chối lặp đi lặp lại sẽ khiến khiến đứa trẻ học cách kìm nén mong muốn được an ủi khi khổ đau hoặc buồn bã. Những hành vi của cha mẹ, người chăm sóc có thể thúc đẩy dẫn đến kiểu gắn bó né tránh này bao gồm:

  • Không có phản ứng khi trẻ khóc, tích cực kiềm chế các hành vi biểu hiện cảm xúc của trẻ như ngăn trẻ khóc, yêu cầu trẻ phải mạnh mẽ lên,…
  • Không thể hiện các phản ứng cảm xúc ra bên ngoài.
  • Thể hiện sự khó chịu khi trẻ gặp vấn đề hoặc mong muốn được đáp ứng một nhu cầu nào đó.
  • Không đáp ứng các nhu cầu của trẻ về thức ăn, y tế, chỗ ở…
  • Tránh đụng chạm, tiếp xúc cơ thể…
Xem bài viết  Bài tập Trở về

Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc thường thể hiện những hành vi này có thể vì nhiều nguyên nhân. Họ có thể thiếu kiến thức về cách hỗ trợ con, thiếu sự đồng cảm, thiếu trách nhiệm làm cha mẹ hoặc họ cũng có phong cách gắn bó né tránh.

Dấu hiệu của kiểu gắn bó né tránh

Những người có kiểu gắn bó né tránh thường không thể hiện ra ngoài những mong muốn được gần gũi, yêu thương hoặc sự an ủi. Họ thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Tránh sự gần gũi, thân mật trong các mối quan hệ.
  • Tìm kiếm sự gần gũi về thể xác, quan hệ tình dục thay vì mối quan hệ với sự kết nối sâu sắc.
  • Một mình rút lui và tự đương đầu với những khó khăn.
  • Cảm thấy đối tác của mình đang đeo bám dù họ chỉ muốn gần gũi hơn về mặt tình cảm.
  • Thường kìm nén hoặc che giấu cảm xúc, khó thể hiện hoặc nhận diện cảm xúc của bản thân.
  • Sợ bị từ chối.
  • Có ý thức mạnh mẽ về sự độc lập và tự do cá nhân
  • Tập trung quá mức vào nhu cầu và sự thoải mái của họ.
  • Từ chối sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ tinh thần từ người khác.
  • Không dựa dẫm hay tìm kiếm sự giúp đỡ của đối tác của họ trong thời gian căng thẳng hoặc khó khăn, đồng thời cũng không để đối tác dựa vào mình.
  • Có vẻ điềm tĩnh trong các tình huống có cảm xúc cao độ. 
Xem bài viết  Kiểu gắn bó lo âu - né tránh và cách cải thiện

Làm thế nào để cải thiện kiểu gắn bó né tránh

Kiểu gắn bó né tránh có thể ngăn chặn việc chúng ta có được các mối quan hệ lành mạnh và viên mãn. Điều may mắn là chúng ta có thể cải thiện kiểu gắn bó này với sự hỗ trợ của các nhà tâm lý trị liệu. 

Nếu cảm thấy mình có những dấu hiệu của kiểu người gắn bó né tránh, bạn đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trị liệu. Các chuyên gia sẽ tạo cho bạn một không gian thoải mái và đáng tin cậy để bạn bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Đồng thời họ cũng là những người cung cấp các công cụ để bạn thực hành và cải thiện kiểu gắn bó của mình. 

Hiện nay, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được xem là khá hữu ích trong việc trị liệu cho kiểu gắn bó né tránh. Thông qua liệu pháp này, chúng ta sẽ xác định được các kiểu suy nghĩ và hành vi có hại, hiểu được tại sao và khi nào chúng xảy ra. Các bài tập trong phương pháp nào cũng có thể giải quyết các suy nghĩ và niềm tin né tránh. Cuối cùng, chúng giúp giải quyết vấn đề, xây dựng lại lòng tự tin và các mô hình tư tưởng gắn bó an toàn. 

Ngoài ra, một số cách thức như viết nhật ký, thiền,…cũng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện kiểu gắn bó của mình.

Xem bài viết  4 kiểu gắn bó và cách chúng ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm của bạn

Ngăn ngừa kiểu gắn bó né tránh cho trẻ như thế nào?

Việc hiểu rõ về kiểu gắn bó né tránh có thể giúp cha mẹ ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của phong cách này ở con mình. Một số phương thức dưới đây có thể sẽ hữu ích nếu bạn muốn xây dựng cho con phong cách gắn bó an toàn:

  • Lưu tâm đến cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc của bạn khi ở trước mặt trẻ. Hãy thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt và thông qua ngôn ngữ cơ thể của bạn để trẻ có thể nhận biết. Tuy nhiên, cần tránh việc thể hiện cảm xúc có thể gây tổn thương chính bạn hoặc đứa trẻ.
  • Luôn chú ý đến trẻ cũng như những âm thanh, nét mặt và chuyển động cơ thể mà trẻ tạo ra trong các tình huống khác nhau. Tiếng khóc của trẻ khi đói và khi mệt có thể khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể đáp ứng được đúng nhu cầu của trẻ. 
  • Dành cho con những khoảng thời gian chất lượng. Hãy trò chuyện, chơi trò chơi với con. Chạm vào con, mỉm cười với con và thể hiện rằng bạn quan tâm tới trẻ. Đồng thời, bạn cũng muốn dành thời gian cho con. 

Gắn bó né tránh là một kiểu gắn bó không lành mạnh. Những người có kiểu gắn bó này có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết. Nếu bạn đang lo ngại về việc bản thân mình, đối tác hay con của bạn có kiểu gắn bó này, hãy tìm đến sự trợ giúp của nhà trị liệu. Việc cải thiện kiểu gắn bó có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bạn nhưng không có nghĩa là nó bất khả thi. 

Leave a Comment

Scroll to Top