Tranquil

Chữa lành sang chấn tâm lý trong nghề nghiệp

Bạn đã từng bước ra khỏi cửa văn phòng trong mệt mỏi, chán nản và cảm thấy vô nghĩa

Mỗi sáng thức dậy với bạn là một cuộc đấu tranh khi nghĩ đến hình ảnh người sếp, hay những đồng nghiệp

Bạn nghi ngờ năng lực của chính mình sau chuỗi dài những lời chỉ trích và thiếu xây dựng.

Bạn có cần chữa lành vết thương sự nghiệp không?

Từ “sang chấn” xuất phát từ tiếng Hy Lạp thế kỷ 17 và có nghĩa đen là “vết thương”.

Sang chấn nghề nghiệp là gì?

Sang chấn do nghề nghiệp là những chấn thương tinh thần do nơi làm việc gây ra  có những tác động lâu dài lên nạn nhân của sang chấn.  Sang chấn nghề nghiệp có thể là xảy ra khi một cá nhân trải qua một sự kiện đau thương ở nơi làm việc như bị quấy rối, bắt nạt hoặc bị đối xử bất công. không được nhìn nhận trong thời gian dài, bị chèn ép và không thể thăng tiến.  Sang chấn nghề nghiệp thậm chí có thể xảy ra khi công việc của bạn không cung cấp cho bạn đủ những  nhu cầu cơ bản để sinh tồn, chẳng hạn như tiền bạc, an ninh, sự chu toàn hoặc hỗ trợ từ cơ quan, đồng nghiệp và sếp. 

Vấn đề bắt đầu khi chúng ta không nhận ra tổn thương này và thay vào đó cố gắng bỏ qua các triệu chứng bằng cách tách mình khỏi cảm xúc thật và chối bỏ những suy nghĩ về những gì đã và đang xảy ra.

Mỗi người sẽ có những biểu hiện sang chấn rất khác nhau. 

Rất nhiều người trong chúng ta bị mắc kẹt trong vòng xoáy của sự thiếu tự tin và không hành động, bị tê liệt khi nghĩ đến thay đổi công việc, thay đổi vị trí hay đơn giản là tạm nghỉ một thời gian để có thể lấy lại tinh thần bởi vì chúng ta chưa giải quyết được sang chấn nghề nghiệp.

Xem bài viết  Đau Buồn Khi Mất Người Thân - Phần 2

 Sang chấn nghề nghiệp có thể đến khi:

  • Bị cho nghỉ việc
  • Bỏ một công việc mà bạn vô cùng yêu thích
  • Làm việc trong một môi trường, tổ chức và văn hoá độc hại
  • Bị từ chối hết lần này đến lần khác trong quá trình tìm kiếm việc làm 

Thông thường, chúng ta cố gắng loại bỏ những  sang chấn nghề nghiệp như một cái gì đó mà chúng ta nên “vượt qua”, nên “cho qua”, nên “thôi kệ”, hay “chỉ là công việc thôi mà”. Bạn bè và đồng nghiệp thì khuyên chúng ta “cố lên”! Và người Việt Nam chúng ta thì lại sợ mất sĩ diện khi than thở và kể về chuyện công việc sự nghiệp của mình. 

Nhưng, thực tế là chấn thương nghề nghiệp rất đau và nó để lại sẹo. Giống như các loại chấn thương khác, nếu bạn không vượt qua chấn thương nghề nghiệp của mình, bạn sẽ khó có thể tiếp tục.

Một số triệu chứng phổ biến là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là thể chất, tinh thần và cảm xúc. Một số dấu hiệu phổ biến của chấn thương tinh thần bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khó ngủ, ngủ triền miên, cảm thấy mệt mỏi mỗi khi thức dậy
  • Khó tập trung và do đó không thể làm tốt công việc
  • Cảm thấy áp lực liên tục khi làm việc quá sức
  • Các vấn đề về tiêu hóa, co thắt ở ruột, đau bao tử, đầy hơi
  • Lo lắng, cơn hoảng sợ và trầm cảm
  •  Ảnh hưởng đến các mối quan hệ, gia đình, bạn bè và xã hội, nhiều người có triệu chứng rút lui xã hội. 
  • Giận dữ vô cớ hoặc gây hấn
Xem bài viết  Sang chấn liên thế hệ là gì? Những biểu hiện và làm thế nào để chữa lành?

Những triệu chứng này có thể dẫn đến  trọng hơn như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để bắt đầu đối mặt với chấn thương nghề nghiệp:

Can đảm gọi tên và nhận biết sang chấn nghề nghiệp của mình

 Thừa nhận mình bị tổn thương tinh thần do nghề nghiệp là điều không hề dễ dàng chấp nhận, đôi lúc cảm giác tự ti và lời nói dối bản thân sẽ xen vào khiến bạn lý trí hoá hay hợp lý hoá sang chấn của mình. “Đi làm mà! Ai mà chẳng trải qua cảm giác như vậy!” hoặc “Công ty nào cũng như nhau cả thôi! Sao tránh khỏi!” 

Hãy bắt đầu từng bước: trước hết hãy cho phép mình thừa nhận mình đang tổn thương, vết thương nghề nghiệp, và mình cần được chữa lành. 

Xác định những gì gây ra chấn thương

Hãy xác định nguyên nhân gây ra chấn thương nghề nghiệp trong bạn

Một cuộc thăm dò gần đây đã yêu cầu những người được hỏi xếp hạng các sự kiện tại nơi làm việc gây ra nhiều chấn thương, căng thẳng và lo lắng nhất.  Có 4 nguyên nhân sau mọi người gặp phải nhiều nhất:

  • Người sử dụng lao động thông báo sa thải / mất việc (28%)
  • Bạo lực tại nơi làm việc / hoạt động tội phạm trong cộng đồng (25 phần trăm)
  • Cái chết của một đồng nghiệp (19 phần trăm)
  • Thiên tai ảnh hưởng đến nơi làm việc (14%)
Xem bài viết  Làm thế nào để "Ngôi Nhà Thứ Hai" thành nơi ta muốn trở về?

Nói về nó

Chúng ta có xu hướng che giấu những việc đã xảy ra ở nơi làm việc hoặc không được phép nói về nó. Đừng trốn nữa. Chiếu một chút ánh sáng vào vết thương đó. Nói chuyện với một người bạn, nhà trị liệu về những gì bạn đang  trói buộc bạn, những gì bạn đang trải qua.

Hãy chia sẻ, hãy nói về nó!

Ưu tiên bản thân

Hãy ưu tiên chăm sóc bản thân trước khi chăm lo công việc

  • Đảm bảo có đủ thời gian  nghỉ ngơi.
  • Đi dạo ngoài trời ban ngày  và tránh xa các thiết bị điện tử 
  • Hãy dành thời gian nghỉ trưa khỏi máy tính và bàn làm việc của bạn.
  • Dành thời gian để làm điều gì đó mang lại niềm vui cho bạn.
  • Chăm sóc giấc ngủ của chính mình, đừng làm việc sau 8h tối, và không để công việc xâm chiếm giấc ngủ của bạn. 

THA THỨ CHO  CHÍNH MÌNH

Chúng ta phải tha thứ cho chính mình. Hãy tha thứ cho bản thân vì đã nhận một công việc hóa ra là một thảm họa. Tha thứ cho bản thân không giỏi chính trị văn phòng. Tha thứ cho bản thân vì đã thất bại.

Thật khó để vượt qua chấn thương một mình. Nhưng bạn không thể vững chãi bước đi với đôi chân rướm máu, hãy ngồi xuống, chữa lành và nghỉ ngơi. Cuộc sống này không phải là cuộc chạy đua bất tận. Hãy thương lấy chính mình!

Leave a Comment

Scroll to Top