Tranquil

Ứng dụng Liệu Pháp Soma để chữa lành những sang chấn tâm lý

Prepared by: Nhi Phạm

Những sang chấn  tâm lý trong quá khứ có thể gây ra những tổn thất nặng nề trong một thời gian dài vô định. Các triệu chứng của Rối Loạn Căng Thẳng Sau Sang Chấn (PTSD) có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm sau khi sự việc đã xảy ra. 

Bạn có thể đã từng nghe đến một số triệu chứng của PTSD, như hồi tưởng và những cơn ác mộng. Những rối loạn tâm lý khác, như lo âutrầm cảm, cũng thường xuyên để lại những triệu chứng về thể chất. 

Vì vậy, liệu pháp soma (Somatic Experiencing, có nghĩa là “trải nghiệm của cơ thể”) sẽ có ích cho bạn khi gặp phải những vấn đề này. Cách tiếp cận này giúp giải quyết cả các triệu chứng về thể chất và tâm lý của một số vấn đề về sức khỏe tinh thần, bao gồm:

Liệu pháp Soma được phát triển bởi Tiến sĩ Peter A. Levine từ ý tưởng rằng những trải nghiệm đau thương có thể dẫn đến rối loạn chức năng trong hệ thống thần kinh của chúng ta, khiến ta khó có thể hồi phục hoàn toàn chấn thương đó. Tiến sĩ Peter Levine đã lập nên liệu pháp Soma dựa trên nghiên cứu đa ngành của ông trong sinh học, khoa học thần kinh, tâm lý học và những thực hành chữa lành từ những nền văn hoá khác nhau, cùng với kinh nghiệm hơn 50 năm làm việc trong lâm sàng của mình.

Mục tiêu của liệu pháp này là giúp bạn cảm nhận những cảm giác trên cơ thể xuất phát từ các vấn đề tâm lý, và sử dụng nhận thức này để chấp nhận cũng như xoa dịu, chữa lành những cảm giác khó chịu ấy. 

Phản ứng đóng băng là gì?

Liệu pháp Soma hầu hết được dựa trên Phản ứng đóng băng (Freeze Response). 

Bạn có thể đã từng nghe đến Phản Ứng Chống trả-hay-Bỏ chạy (Fight-or-Flight Response). Khi chúng ta gặp phải một mối đe dọa hay điều gì đó khiến ta sợ hãi, cơ thể mình thường sẽ phản ứng bằng cách bắt đầu chuẩn bị cho ta “chiến đấu” với nó hoặc “chạy trốn” khỏi nó. 

Phản ứng này làm cho:

  • Cơ bắp căng lên
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Tăng nhịp thở
  • Các tuyến trần vào cơ thể mình với một lượng hormone nhất định

Những thay đổi trên cơ thể này giúp bạn trang bị tốt hơn để đối đầu hoặc trốn thoát khỏi nguy hiểm. 

Phản ứng đóng băng thường ít được nhắc đến hơn. Khi chúng ta nhận ra mình không có cơ hội trốn thoát hoặc đối đầu với nguy hiểm, ta thường sẽ rơi vào trạng thái chết lặng, đặc biệt là với trẻ em.

Xem bài viết  Sang chấn liên thế hệ là gì? Những biểu hiện và làm thế nào để chữa lành?

Vấn đề lớn nhất của Phản ứng đóng băng là ta có thể bị mắc kẹt trong nó rất lâu kể cả sau khi mối nguy đã biến mất. Dù không còn gặp nguy hiểm, nhưng cơ thể ta vẫn giữ nguồn năng lượng tích tụ từ Phản Ứng Chống trả-hay-Bỏ chạy mà lúc trước không sử dụng tới. Vì nó còn đọng lại trong cơ thể, ta không thể hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua sự việc.

Nói cách khác, khi trong trạng thái này, cơ thể bạn chưa sẵn sàng sẽ đối mặt với sự kiện nguy hiểm tiếp theo. 

Liệu pháp Soma có hiệu quả như thế nào? 

Như tiến sĩ Peter Levine đã giới thiệu trong nghiên cứu của mình, liệu pháp Soma cung cấp cho ta một nền tảng để đánh giá xem mình bị “mắc kẹt” ở đâu trong ba phản ứng này và cung cấp các công cụ lâm sàng để giải quyết các vấn đề trên cơ thể. 

Cách tiếp cận này ưu tiên việc giải phóng trải nghiệm đau thương trên cơ thể trước, và tin rằng điều này cũng có thể giúp chữa lành tinh thần của chúng ta. Liệu pháp Soma đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng xuất phát từ sang chấn, lạm dụng, và các chấn thương khác, bao gồm: 

Khi những triệu chứng trên được cải thiện, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy rằng họ có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề tâm lý hơn. 

Cơ chế hoạt động của Liệu pháp Soma

Bản chất liệu pháp Soma là một cách tiếp cận “từ dưới lên.” Mục đích chính của nó không phải để ta xem xét những ký ức hay cảm xúc liên quan đến sự kiện đau thương, mà là để khám phá những cảm giác cơ thể của ta liên quan đến những cảm xúc đó. 

Tiến sĩ Peter Levine chia sẻ rằng những chuyên gia sử dụng Liệu pháp Soma có nền tảng về nhiều phương thức cũng như liệu pháp tâm lý khác nhau, như Liệu pháp Nhận Thức (CBT), Tâm thần học (Psychiatry), Liệu pháp Craniosacral (còn được biết đến là CST, trị liệu chỉnh hình), v.v., và họ đều tích hợp Liệu pháp Soma vào trị liệu để giúp bệnh nhân có một trải nghiệm chữa lành toàn diện. 

Bước 1: Nhận biết cảm giác cơ thể

Khi bắt đầu tham gia trị liệu, bạn sẽ tìm hiểu thêm về hệ thần kinh tự chủ của bản thân và vai trò của nó trong việc phản ứng với sang chấn. Kiến thức này giúp những bệnh nhân đang cảm thấy bối rối về phản ứng của họ, hay tin rằng họ đáng lẽ nên phản ứng khác đi. 

Xem bài viết  Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành Tâm lý học

Từ đó, chuyên gia tham vấn sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về cảm giác cơ thể và các triệu chứng thể chất. 

Bước 2: Thu thập nguồn lực (resourcing)

Các chuyên gia của Liệu pháp Soma sẽ sử dụng resourcing để giúp bạn có lại được sức mạnh bẩm sinh, khả năng phục hồi và cảm giác bình yên. 

Họ sẽ khơi dậy những ký ức tích cực trong quá khứ của bạn (như một địa điểm tuổi thơ, một người bạn hay món vật bạn yêu thích) khi bạn chạm mặt cảm xúc đau thương. Điều này giúp bạn giữ bình tĩnh và không bị ký ức về thời điểm đối mặt với sang chấn ám ảnh mình. 

Bước 3: Tiến hành “xác định vùng tổn thương” (titration)

Sau khi bạn đã có đủ “nguồn lực” của mình, chuyên gia tâm lý sẽ bắt đầu từ từ xem xét lại chấn thương của bạn và những cảm giác liên quan đến nó. Hành động này được gọi là “xác định vùng chẩn thương.” Đây là một quá trình dần cho phép bạn chấp nhận cũng như tổng hợp được từng khía cạnh của sự việc đã xảy ra. 

Khi bạn từng bước một xem xét lại chấn thương, chuyên gia trị liệu sẽ theo dõi phản ứng của bạn và những cảm giác cơ thể mà chấn thương mang lại, như thở gấp hơn, nắm chặt tay, hay thay đổi giọng nói. Họ cũng sẽ hỏi bạn về những cảm xúc mà không nhìn thấy được, bao gồm:

  • Cảm giác nóng hoặc lạnh người 
  • Cảm giác nặng nề trong lòng
  • Chóng mặt
  • Tê liệt

Bước 4: Cải thiện cảm giác cơ thể

Trong Liệu pháp Soma, những cảm giác trên cùng những hành động như bật khóc hay run rẩy được coi là sự giải phóng năng lượng bị mắc kẹt trong cơ thể bạn.

Khi đã giải phóng được năng lượng, chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn chuyển từ những trạng thái “cực đoan” này sang trạng thái bình tĩnh hơn, để những lần sau cơ thể bạn tự nhiên rơi vào trạng thái bình tĩnh khi đối mặt lại với sự việc. Chuyên gia trị liệu cũng có thể giúp bạn tập các kỹ thuật thở và các thủ thuật khác để thư giãn, xử lý và giải thoát chấn thương. 

Những điều cần lưu ý

Nếu bạn có hứng thú với Liệu pháp Soma, đây là một số điều bạn nên cân nhắc trước khi thử:

Thiếu căn cứ

Mặc dù nhiều người đã báo cáo nhận thấy kết quả tốt từ liệu pháp này, nhưng bằng chứng khoa học cho nó vẫn còn hạn chế. 

Xem bài viết  Sang chấn Tâm lý và Rối loạn Ăn uống

Trong năm 2017, bài nguyên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đầu tiên mà xem xét tính hiệu quả của phương pháp này đối với các triệu chứng PTSD đã được công bố. Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, như vẫn còn ít đối tượng nghiên cứu, nhưng kết quả cho thấy rằng Liệu pháp Soma có lợi ích khi điều trị PTSD.  

Một đánh giá vào năm 2015 cũng đã xem xét tính hiệu quả của các loại trị liệu về cơ thể, và cho thấy rằng những phương pháp này có thể giúp điều trị một số loạt vấn đề khác nhau, và thường sẽ không có tác dụng phụ tiêu cực. 

Tuy nhiên, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để thấu hiểu đầy đủ về hiệu quả của liệu pháp này. 

Sự tiếp xúc 

Liệu pháp Soma đôi lúc sẽ bao gồm động chạm thân thể, một yếu tố mà hầu hết các chuyên gia tham vấn đều mong muốn tránh. Các liệu pháp liên quan đến cơ thể tin rằng trị liệu qua tiếp xúc có thể vô cùng hữu ích với nhiều người, và các chuyên gia sử dụng Liệu pháp Soma thường được đào tạo cách trị liệu qua tiếp xúc thân thể một cách hiệu quả và có đạo đức. 

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với cách trị liệu tiếp xúc, hãy nhớ đề cập điều này với chuyên gia tham vấn của bạn nhé!

Tìm kiếm một chuyên gia

Chỉ những chuyên gia thực hành Liệu pháp Soma được chứng nhận (Somatic Experiencing Practitioners – SEP) mới được đào tạo cụ thể về loại trị liệu này. Nếu bạn đang cân nhắc trị liệu này, hãy tìm một chuyên gia có chứng chỉ SEP.

Việc chọn được một chuyên gia mang lại cho bạn cảm giác thoải mái để dễ dàng chia sẻ các trải nghiệm của bản thân rất quan trọng. Vì tiếp xúc cơ thể thường là một phần của Liệu pháp Soma, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với một chuyên gia thuộc một giới tính nhất định, nên hãy ghi nhớ điều này khi tìm kiếm một chuyên gia trị liệu cho bản thân nhé. 

Dẫu vẫn còn ít các nghiên cứu khoa học, nhưng sự gắn kết giữa tâm trí và cơ thể của chúng ta mạnh mẽ hơn ta nghĩ. Vì vậy, những phương pháp như Liệu pháp Soma có tiềm năng rất lớn để giúp ta chữa lành những vết thương không thể nhìn thấy và những triệu chứng hằng ngày! 

Reference:

Raypole, C. (2020, February 28). How Somatic Experiencing Can Help You Process Trauma. Healthline; Healthline Media. https://www.healthline.com/health/somatic-experiencing

Levine, P. (2013). Somatic Experiencing, (SETM). Ergos Institute, IncTM. https://www.somaticexperiencing.com/somatic-experiencing

Leave a Comment

Scroll to Top