Tranquil

Chẩn Đoán Rối Loạn Ăn Uống

Tổng quan về Rối loạn ăn uống

Người trải qua rối loạn ăn uống có thể sẽ ăn quá ít hoặc cũng có thể sẽ ăn quá nhiều. Hơn nữa, họ thường rất bận tâm về cân nặng cũng như vóc dáng của mình.

Ai cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, ở Mỹ, nguy cơ này là gấp đôi ở nữ giới, theo số liệu từ Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia (NEDA).

4 loại rối loạn về ăn uống gồm có:

  • Chán ăn tâm thần: người gặp tình trạng này không ăn uống đầy đủ và cơ thể rất gầy.
  • Cuồng ăn hay ăn vô độ tâm thần: người trải qua cuồng ăn sẽ ăn rất nhiều và sau đó lại tìm cách nôn ra để tránh tăng cân. Họ cũng có thể lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc giảm cân.
  • Ăn uống vô độ: người mắc ăn uống vô độ sẽ ăn uống không kiểm soát và không nôn
  • Rối loạn ăn uống phân loại khác (OSFED)

Nguyên nhân chính xác của các rối loạn này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố góp phần gây ra các triệu chứng này. Các triệu chứng thường gặp nhất ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi – chính là giai đoạn mà con người rất để tâm đến hình ảnh của bản thân. Tình trạng rối loạn này cũng có khả năng đi kèm với các vấn đề khác. Một vài rối loạn cảm xúc có thể kể đến như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống.

Ngoài ra, các vấn đề này còn có thể dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người. Vì thế, việc tìm kiếm hỗ trợ và trị liệu là cực kì cần thiết. Tuy nhiên, trước khi có thể trị liệu rối loạn ăn uống cho một người, bác sĩ cần phải chẩn đoán tình trạng trước. Các triệu chứng nhất định có thể nói cho ta biết mình có đang gặp vấn đề về ăn uống hay không.

Xem bài viết  Vì sao khi tôi đau, bác sĩ lại bảo tôi đi tham vấn tâm lý?

Các bác sĩ ứng dụng các đánh giá về thể chất và tâm lý để chẩn đoán rối loạn ăn uống. Họ cũng sẽ đảm bảo bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán về chứng rối loạn ăn uống. Những tiêu chí này được liệt kê trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần (DSM-5), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA).

Đánh giá thể chất

Kiểm tra thể chất

Khi kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng và các chỉ số quan trọng của bạn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phổi và tim bởi vì rối loạn ăn uống cũng có thể gây:

  • Cao huyết áp hoặc tụt huyết áp
  • Thở chậm
  • Mạch đập chậm
chẩn đoán rối loạn ăn uống

Bác sĩ cũng sẽ khám vùng bụng của bạn, ngoài ra còn có kiểm tra da và tóc xem có bị khô hay móng tay có giòn hay không. Họ có thể hỏi bạn về các triệu chứng có thể gặp như đau họng hay các vấn đề về đường ruột. Những triệu chứng này có thể là biến chứng của cuồng ăn.

Xét nghiệm

Các rối loạn ăn uống có thể tổn thương cơ thể và làm nguy hại đến các cơ quan quan trọng. Vì vậy, bác sĩ có khả năng sẽ thực hiện những xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra chức năng của gan, thận và tuyến giáp
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để tìm ra các xương bị gãy – dấu hiệu mất xương gây ra bởi chán ăn tâm thần hoặc cuồng ăn. Điện tâm đồ sẽ kiểm tra các bất thường của tim mạch. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra dấu hiệu sâu răng – một triệu chứng khác của rối loạn ăn uống.
Xem bài viết  5 giai đoạn thiếu ngủ

Kiểm tra tâm lý

Các bác sĩ chưa thể đưa ra kết luận khi chỉ thông qua kiểm tra thể chất. Do đó, cần kết hợp quá trình kiểm tra bởi bác sĩ tâm lý để đưa ra chẩn đoán.

Bác sĩ tâm lý sẽ đặt các câu hỏi về những thói quen ăn uống của bạn. Mục tiêu của những câu hỏi là để hiểu được thái độ của bạn đối với thức ăn và việc ăn uống. Bác sĩ cũng cần phải biết được cách mà bạn nhìn nhận chính cơ thể mình.

Các câu hỏi này có thể có phần riêng tư, nhất là khi nói về chuyện ăn kiêng, ăn uống không kiểm soát, tìm cách nôn ói, hay những thói quen tập thể dục quá nhiều. Điều bạn cần làm là đưa ra các câu trả lời thành thật để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác cũng như chỉ định cho bạn một kế hoạch trị liệu.

Tiêu chí chẩn đoán

Người được chẩn đoán gặp các rối loạn ăn uống phải trải qua những tiêu chí cụ thể cho từng loại rối loạn. Những triệu chứng của từng loại sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Chán ăn tâm thần

  • Ngoại hình gầy gò
  • Mất ngủ
  • Cực kì mệt mỏi
  • Thường xuyên chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Móng tay, chân hơi có màu xanh
  • Tóc và móng tay giòn, dễ gãy
  • Táo bón
  • Da khô
  • Nhịp tim không đều

Cuồng ăn tâm thần

  • Sợ tăng cân
  • Lạm dụng các loại thực phẩm chức năng giúp giảm cân
  • Ép bản thân phải nôn ói
  • Tập thể dục quá nhiều
  • Thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ
Xem bài viết  Sang chấn Tâm lý và Rối loạn Ăn uống

Ăn uống vô độ

rối loạn ăn uống
chan-doan-roi-loan-an-uong
  • Có những khẩu phần ăn lớn bất thường
  • Ăn đến khi no một cách khó chịu
  • Đòi hỏi được ăn riêng, ăn một mình
  • Ăn kiêng liên tục nhưng không giảm được cân
  • Trầm cảm và lo âu

Tham khảo

Tại Mỹ, có đến 20 triệu phụ nữ và 10 triệu nam giới gặp các vấn đề về ăn uống. Theo NEDA, tại một thời điểm nhất định trong đời, những người này sẽ gặp phải các rối loạn như chán ăn tâm thần, cuồng ăn tâm thần và ăn uống vô độ.

Các rối loạn này là không thể xem nhẹ, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy các cơ quan và tử vong. Nhưng nếu được chẩn đoán kịp thời, bạn có thể được trị liệu cần thiết và sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.

Video: 3 loại rối loạn ăn uống thường gặp

Dịch từ: https://www.healthline.com/health/eating-disorders-diagnosis#psychological-evaluations

Leave a Comment

Scroll to Top