Tranquil

Ám Ảnh Cưỡng Chế

Ám ảnh là những hình ảnh, suy nghĩ không mong muốn hiện ra trong đầu làm con người cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Cưỡng chế là những hành vi con người thực hiện để đối phó với ám ảnh, thường là để ngăn các tổn thương hay đơn giản là để cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu các ám ảnh và cưỡng chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn nghĩa là bạn có thể đã đang trải qua rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Người ta cho rằng cứ mỗi 100 người thì có từ 1 đến 2 người gặp OCD mỗi năm. May thay, có những phương pháp trị liệu hiệu quả dành cho OCD bao gồm Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT), Phơi nhiễm và Phòng ngừa Phản ứng (ERP).

Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bị nhầm lẫn. Có thể bạn từng nghe ai đó nói rằng họ “bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế” vì họ khó chịu khi có gì đó không diễn ra theo ý mình. Nhưng thực tế thì người mắc OCD thực sự là người trải qua các “ám ảnh” và “cưỡng chế”. Những thuật ngữ kể trên không thường dùng trong ngôn ngữ hằng ngày, vậy nên hãy cùng tìm hiểu chúng qua góc nhìn của các chuyên gia tâm lý.

Ám ảnh

Ám ảnh là những hình ảnh, suy nghĩ, những thôi thúc hay hoài nghi không mong muốn hiện ra trong đầu làm con người cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Đôi lúc chúng được gọi là những suy nghĩ “xâm phạm” vì nảy ra trong đầu khi không được cho phép hay “xâm phạm” vào cuộc sống của con người. Người gặp phải OCD thường cảm thấy những suy nghĩ này rất dai dẳng, đáng sợ, khó chịu hay thậm chí là rất ghê tởm. Những suy nghĩ thường gặp bao gồm:

ám ảnh cưỡng chế ocd

Người có OCD có thể có những suy nghĩ như trên nhưng thường thì mọi thứ chỉ xoay quanh một vấn đề cụ thể. Các vấn đề ám ảnh thường gặp nhất là:

vấn đề ám ảnh

Cưỡng chế

Cưỡng chế là những hành vi con người thực hiện để đối phó với ám ảnh. Cưỡng chế có thể ở dạng hành động, nghi thức hay hành vi quan sát được, hoặc cũng có thể là những hành động bí mật diễn ra trong trí óc. Người trải qua OCD thường dùng cưỡng chế để ngăn chặn những tổn thương họ sợ sẽ xảy ra hay để làm giảm các cảm xúc lo âu, đau khổ. Nhiều người có OCD nhận ra rằng các cưỡng chế không thể điều khiển bằng suy nghĩ mà họ bị buộc phải thực hiện các cưỡng chế bằng mọi giá. Ví dụ cho các cưỡng chế thường gặp là:

  • Kiểm tra liên tục. Chẳng hạn, kiểm tra để đảm bảo mình không làm hại bản thân hay người khác, đảm bảo rằng không có gì xấu xảy ra, xác thực rằng bản thân không mắc lỗi, quay lại xem mình đã tắt bếp chưa hay đã khóa cửa chưa.
  • Vệ sinh và dọn dẹp. Ví dụ, rửa tay đến khi nào thấy sạch sẽ hoàn toàn mới ngưng, dọn nhà hay vệ sinh các vật dụng quá kĩ, vệ sinh hay chải chuốt quá mức cần thiết.
  • Cưỡng chế về tinh thần. Ví dụ, cầu nguyện để ngăn tổn thương, cố “loại bỏ” suy nghĩ tiêu cực bằng cách nghĩ tới điều tốt hơn, đếm và dừng ở con số đẹp và may mắn.
  • Lặp lại liên tục các hành động, các chuyển động cơ thể hay suy nghĩ.
Xem bài viết  Đừng để kỳ vọng thành thất vọng!

Người trải qua OCD cảm thấy thế nào?

So với các điều kiện tâm lý khác, cách nhìn nhận của người mắc OCD có thể có nhiều khác biệt. Cùng lắng nghe những điều mà OCD đã ảnh hưởng đối với cuộc sống của cô Monica.

Nỗi lo làm hại con mình của Monia

Sau khi sinh con không lâu, tôi bắt đầu lo rằng mình sẽ làm hại con bé. Tôi có những suy nghĩ không mong muốn rằng mình sẽ bóp nghẹt con và mỗi khi đến những nơi cao tôi lại nghĩ “nếu mình quăng con bé xuống đó thì sao?”. Tôi thật đáng sợ, tôi cho rằng mình là một người mẹ tệ hại và không nên được tin tưởng giao phó việc chăm con một mình. Tôi đã cố hết sức để loại bỏ những suy nghĩ này. Để đảm bảo an toàn cho con, tôi đã nài nỉ chồng mình chăm sóc con bé phần lớn thời gian. Những lúc buộc phải tự mình giữ con, tôi luôn cầu nguyện trong đầu mong đừng có gì xấu xảy đến. Tôi đã không để ai biết vì tôi lo mình sẽ không còn cơ hội ở gần con bé.

Chẩn đoán OCD

Chẩn đoán OCD chỉ có thể được thực hiện bởi các chuyên gia sức khỏe tâm lý. Tuy nhiên, trả lời những câu hỏi sau có thể giúp bạn biết được liệu mình có cần đi gặp chuyên gia hay không.

Bạn có những suy nghĩ, hình ảnh, thôi thúc không mong muốn mà bạn không kiểm soát được không?

  • [ ] Không bao giờ
  • [ ] Hiếm khi
  • [ ] Thỉnh thoảng
  • [ ] Thường xuyên
Xem bài viết  OCD - Bạn cần làm gì?

Bạn có cố gắng thoát khỏi những suy nghĩ, hình ảnh, thôi thúc đó không?

  • [ ] Không bao giờ
  • [ ] Hiếm khi
  • [ ] Thỉnh thoảng
  • [ ] Thường xuyên

Bạn có những “nghi thức” hay những hành động lặp lại ngốn nhiều thời gian trong ngày không?

  • [ ] Không bao giờ
  • [ ] Hiếm khi
  • [ ] Thỉnh thoảng
  • [ ] Thường xuyên

Bạn có vệ sinh cá nhân hay dọn dẹp rất thường xuyên không?

  • [ ] Không bao giờ
  • [ ] Hiếm khi
  • [ ] Thỉnh thoảng
  • [ ] Thường xuyên

Bạn có quay lại kiểm tra thứ gì đó nhiều lần không?

  • [ ] Không bao giờ
  • [ ] Hiếm khi
  • [ ] Thỉnh thoảng
  • [ ] Thường xuyên

Những vấn đề trên có làm bạn phiền hà không?

  • [ ] Hoàn toàn không
  • [ ] Có một chút
  • [ ] Kha khá
  • [ ] Rất nhiều

Nếu đa số câu trả lời của bạn là “thường xuyên” và “rất nhiều” thì có khả năng bạn đã mắc OCD.

Nguyên nhân gây ra ám ảnh cưỡng chế

Không có một nguyên nhân cụ thể nào chịu trách nhiệm gây ra ám ảnh cưỡng chế. Người có nguy cơ trải qua OCD cao hơn thường:

  • Có những giả định, định kiến làm bản thân có khả năng gặp phải OCD.
  • Có những điều phải đối mặt trong quá khứ làm tăng rủi ro OCD hay tạo cảm giác ngăn chặn những điều xấu xảy ra là nghĩa vụ của bản thân.
  • Có những khủng hoảng như áp lực căng thẳng, thách thức.

Có bằng chứng cho thấy rằng có những kiểu gen làm con người có nhiều vấn đề về cảm xúc hơn, nhưng chưa có phát hiện về gen nào làm cho con người tăng nguy cơ mắc gặp phải rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Điều gì làm OCD tiếp diễn?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Các nhà trị liệu chuyên về CBT có cách làm việc khá giống lính cứu hỏa: khi lửa bùng lên, họ sẽ không quan tâm đến nguyên nhân gây cháy mà chỉ tập trung tìm cách làm ngưng ngọn lửa. Vì chỉ khi tìm ra thứ làm vấn đề tiếp diễn, họ sẽ dễ dàng phá hủy vòng lặp bằng cách “loại bỏ” thứ đó.

Mấu chốt của phương pháp CBT chính là hiểu được rằng những gì ta cảm thấy phụ thuộc vào cách ta nhìn nhận điều đang xảy đến. Đối với OCD thì điều này nghĩa là cách ta nhìn nhận những ám ảnh sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận cũng như xu hướng phản ứng của ta đối với những ám ảnh đó. Quá ám ảnh về nghĩa vụ phải ngăn chặn điều xấu có thể làm con người nhìn nhận những ám ảnh theo hướng rắc rối và khó giải quyết. Khi nhận thấy những suy nghĩ nguy hại, con người sẽ cố làm những điều nhất định để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác như:

ám ảnh cưỡng chế ocd

Trị liệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Phương pháp trị liệu tâm lý

Các phương pháp trị liệu hiệu quả dành cho OCD bao gồm Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT), Phơi nhiễm và Phòng ngừa Phản ứng (ERP). Chuyên gia khuyến cáo rằng nếu bạn gặp OCD ở mức nhẹ, bạn cần ít nhất 10 giờ trị liệu với chuyên gia, trường hợp mắc OCD ở mức cao hơn thì cần thời gian trị liệu dài hơn.

Xem bài viết  Liệu pháp Chiếc ghế trống

Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là một liệu pháp trị liệu qua lời nói được ưa chuộng. Các nhà trị liệu CBT hiểu rằng điều chúng ta nghĩ và làm sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta. Không giống như một số liệu pháp khác, phương pháp CBT thường có cấu trúc rõ ràng. Sau khi lắng nghe và thấu hiểu được vấn đề, nhà trị liệu của bạn sẽ đặt mục tiêu phấn đấu để quá trình trị liệu đi đúng hướng. Ở thời gian đầu của hầu hết các buổi trị liệu, cả hai sẽ đặt ra những vấn đề cần chia sẻ và tập trung vào trong buổi đó. Các chuyên gia về OCD đã đưa ra những thành phần mà một liệu trình CBT chất lượng cần phải có. Những thành phần quan trọng nhất bao gồm:

  • Tập trung vào các vấn đề về OCD xuyên suốt trong hầu hết các buổi trị liệu
  • Tiến tới mục tiêu chung cụ thể, khả thi và được mô tả các bước rõ ràng
  • Giải thích được xu hướng OCD của thân chủ và điều gì làm nó tiếp diễn
  • Các tình huống thực tế để đánh giá các định kiến và đối mặt những nỗi sợ với sự hỗ trợ của chuyên gia
  • Các bài tập giữa buổi có thể gồm định hướng, tình huống thực tế và thử nghiệm hành vi.
  • Kiên nhẫn động viên để giúp đẩy lùi các nghi thức hay cưỡng chế

Phương pháp trị liệu bằng thuốc

Hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị hiệu quả đối với OCD ở người trưởng thành của nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI).

Dịch từ: https://www.psychologytools.com/self-help/obsessive-compulsive-disorder-ocd/

1 thought on “Ám Ảnh Cưỡng Chế”

  1. Pingback: Số Lượng Suy Nghĩ Trong Một Ngày -

Leave a Comment

Scroll to Top