Tranquil

Ứng dụng Liệu pháp Hành vi Biện chứng Cởi mở trong trị liệu Kiểm soát thái quá

Liệu pháp hành vi biện chứng cởi mở hoàn toàn (RO DBT) là một phương pháp trị liệu mới được phát triển bởi Tiến sĩ Thomas R. Lynch. Phương pháp này đã được khai thác và thử nghiệm để giải quyết tình trạng tự chủ quá mức hay còn gọi là kiểm soát thái quá, được chỉ định cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc trầm cảm mãn tính, rối loạn lo âu kháng trị, chán ăn tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn nhân cách Nhóm A và C.

Về vấn đề kiểm soát thái quá

Người mắc kiểm soát thái quá thường rất nghiêm túc trong cuộc sống, đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân, làm việc chăm chỉ, cư xử đúng đắn và thường xuyên bỏ qua các nhu cầu cá nhân để đạt được mục tiêu mình mong muốn hoặc để giúp đỡ người khác. Dù vậy, nhóm người này thường cảm thấy “mù tịt” về cách làm sao để hòa nhập với người khác hoặc tạo dựng cho mình các mối quan hệ gần gũi. Thật không may, cư xử cứng nhắc và kiểm soát thái quá thường dẫn đến hệ quả xấu trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn chung đối với khả năng thích ứng trong điều kiện hoàn cảnh môi trường thay đổi, và vì vậy khiến con người cảm thấy cô đơn, dễ mắc trầm cảm và các vấn đề liên quan khác. Do đó, kiểm soát thái quá sẽ có ích khi chúng ta cần ngồi yên lặng trong lớp học hoặc khi cần làm việc nghiêm túc; nhưng sẽ có hại đối với các mối quan hệ xã hội của chúng ta

Thêm vào đó, có bằng chứng cho thấy những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần mãn tính như trầm cảm kháng trị hoặc trầm cảm mãn tính và chán ăn tâm thần khi không được trị liệu kiểm soát thái quá sẽ gặp nhiều vấn đề có thể kể đến như chủ nghĩa hoàn hảo thiếu thích nghi, cứng nhắc trong nhận thức, khăng khăng đòi hỏi sự đồng nhất ở mọi thứ, nhu cầu mạnh mẽ về các các kết cấu hoàn hảo và đối xứng, tự phê bình quá mức cần thiết, kỳ vọng cứng nhắc bên trong, kiềm chế thái quá các cảm xúc tự phát, sợ một cách vô cớ mình sẽ mắc sai lầm, khó hòa nhập trong các hoạt động xã hội và dễ bị cô lập.

Liệu pháp Hành vi Biện chứng cởi mở hoàn toàn

Liệu pháp Hành vi Biện chứng cởi mở hoàn toàn (RO DBT) là một phương pháp trị liệu được phát triển dành riêng cho các vấn đề về kiểm soát thái quá. Sự “mở’’ hoàn toàn chính là nguyên lý cơ bản và trung tâm của phương pháp này. Cụ thể hơn, nó đại diện cho sự kết hợp của ba nhân tố không thể thiếu để sở hữu một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh: tính cởi mở, tính linh hoạt và liên kết với xã hội. Cởi mở hoàn toàn mang ý nghĩa tạo cảm hứng để ta có thể làm ra những điều khác biệt. Theo lời Tiến sĩ Lynch, cảm hứng này không chỉ là để nhận thức đơn thuần mà là để chủ động tìm và đối mặt những thứ hay những nơi mà trước giờ chúng ta luôn né tránh để hiểu về chúng thông qua quá trình tự hỏi có chủ tâm, bằng lòng đón nhận những sai lầm và hiển nhiên là sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Tiến sĩ cũng cho rằng khả năng tự chủ vượt trội của thân chủ mắc kiểm soát thái quá mang những lợi ích cũng như hạn chế riêng. Khả năng kiểm soát bẩm sinh làm họ trở nên không dễ hài lòng như bình thường và do đó cũng làm việc cật lực hơn so với người khác. Tuy nhiên, tự chủ thái quá và quá tập trung vào các chi tiết nhỏ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ và niềm vui trong cuộc sống, dẫn đến cô lập với xã hội và cảm thấy cô đơn. Do đó, thay vì tập trung vào làm sao để thực hiện tốt hơn hay nỗ lực nhiều hơn, mục tiêu chính của Liệu pháp Hành vi Biện chứng cởi mở hoàn toàn là giúp thân chủ tìm ra cách tái hòa nhập và xây dựng được các mối quan hệ xã hội bền chặt.

Xem bài viết  Schema Therapy

Liệu trình RO DBT ngoại trú

Phương pháp này thường bao gồm các buổi dành cho cá nhân dài 1 giờ mỗi tuần và các lớp học kỹ năng kéo dài 2,5 giờ trong suốt hơn 30 tuần. Bốn buổi học cá nhân đầu tiên giúp định hướng và cam kết theo học. Từ buổi thứ năm trở đi, phiên trị liệu sẽ tập trung vào các dấu hiệu thiếu tương tác xã hội và các hành vi khác ảnh hưởng tiêu cực đến thân chủ. Các thân chủ thường sẽ bắt đầu các lớp kỹ năng sau buổi học cá nhân thứ hai và tham gia song song cả các buổi cá nhân cũng như các lớp kỹ năng trong suốt thời gian học còn lại. Bảng dưới đây thể hiện khái quát những chủ đề được dạy trong suốt các buổi học. Cuối cùng, dù không bắt buộc nhưng các nhà trị liệu nên thành lập một nhóm chuyên về Liệu pháp Hành vi Biện chứng cởi mở hoàn toàn để có thể hỗ trợ nhau cũng như cùng trau dồi thêm các kỹ năng.

1. Khái niệm cởi mở hoàn toàn11. Luyện tập chánh niệm Phần 1: Trạng thái tâm lý kiểm soát thái quá21. Thúc đẩy tương tác xã hội Phần 2
2. Thấu hiểu những cảm xúc12. Luyện tập chánh niệm Phần 2: Kỹ năng hỏi “gì”22. Học hỏi từ những góp ý mang tính xây dựng
3. Kích hoạt rào cản ngăn cách con người với xã hội13. Luyện tập chánh niệm Phần 3:  Kỹ năng chánh niệm quan trọng – đặt câu hỏi “thế nào”: Kết hợp Tự hỏi23. Luyện tập chánh niệm Phần 1: Trạng thái tâm lý kiểm soát thái quá (Bài học 11)
4. Thúc đẩy sự cởi mở và sự kết nối với xã hội thông qua “Tâm từ”14. Luyện tập chánh niệm Phần 4:  Kỹ năng hỏi “thế nào”24. Luyện tập chánh niệm Phần 2: Kỹ năng hỏi “gì” (Bài học 12)
5. Thực hành các cách ứng xử mới15. Quan tâm và biểu lộ sự quan tâm: Nói những lời từ trái tim25. Luyện tập chánh niêm Phần 3: Kỹ năng chánh niệm quan trọng – đặt câu hỏi “thế nào”: Kết hợp Tự hỏi (Bài 13)
6. Cảm xúc có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta?16. Quan tâm và biểu lộ sự quan tâm, Phần 2: Tiết lộ từ tư duy linh hoạt26. Luyện tập chánh niệm Phần 4:  The “How” Skills (Repeated from Lesson 14)
7. Tìm hiểu về kiểm soát thái quá17. Ứng xử hiệu quả: Tử tế đặt lên hàng đầu27. Ganh ghét và đố kỵ
8. Nhân tố xã hội rất quan trọng: Tìm hiểu về chối bỏ và cảm giác ngượng ngùng18. Quyết tâm cùng một tư duy cởi mở28. Hoài nghi, cay đắng và cam chịu
9. Tầm quan trọng của tương tác xã hội19. Chấp thuận để xây dựng quan hệ29. Học cách tha thứ
10. Ứng dụng tương tác xã hội để sống đúng với bản chất: Tâm trí linh hoạt là tâm trí có chiều sâu20. Tăng tương tác xã hội Phần 130. Tuần ôn luyện Cởi mở hoàn toàn

Dù ban đầu phương pháp RO DBT được phát triển như một chương trình trị liệu ngoại trú, tuy nhiên, liệu pháp này giờ đây cũng đã được áp dụng trong các cơ sở trị liệu nội trú và bệnh viện.

Xem bài viết  Lệch lạc nhận thức (theo David Burns) - Phần 2

Phương pháp RO DBT khác với các liệu pháp tâm lý khác như thế nào?

RO DBT được mô tả là một phương pháp trị liệu hoàn toàn mới do phương pháp này có các quan điểm lý thuyết mới và các biện pháp trị liệu không giống với một phương pháp nào khác. Ví dụ, RO DBT khác với hầu hết các phương pháp trị liệu khác vì nó cho rằng hạnh phúc của cá nhân không thể tách rời với cảm xúc và tác động của những người xung quanh hoặc của cộng đồng. Do đó, những gì mà con người cảm thấy hoặc suy nghĩ bên trong nội tâm được coi là ít quan trọng hơn trong phương pháp RO DBT, trong khi điều cần quan tâm nhất lại là cách một người giao tiếp hay cách người đó truyền đạt lại những cảm xúc và suy nghĩ của mình cho những người xung quanh, cũng như tác động của việc này đối với liên kết xã hội của cá nhân đó.

RO DBT là phương pháp trị liệu đầu tiên trên thế giới đặt tương tác xã hội làm nguyên nhân chủ đạo gây ra các thay đổi. Điều này dựa trên nghiên cứu cho thấy rằng những cá nhân mắc kiểm soát thái quá rất nhạy cảm với các rủi ro do đặc điểm của tính khí, khiến các chuyên gia khó lòng can thiệp vào hệ thống sinh học thần kinh – thứ đang bảo vệ họ trước các nhân tố xã hội. Khi họ thấy an toàn, họ sẽ tự nhiên nảy sinh mong muốn khám phá và giao tiếp cùng người khác. Để giải quyết tình trạng này, phương pháp RO DBT hướng dẫn các thân chủ làm sao để ứng dụng các phương thức giao tiếp phi ngôn ngữ để tăng cường sự kết nối với xã hội và thể hiện được cảm xúc cá nhân một cách phù hợp trong từng ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, các kỹ năng giúp kích hoạt các vùng não liên quan đến hệ thống suy nghĩ ngăn cách ta với xã hội và mong muốn được gắn kết xã hội cũng được hướng dẫn. Và cuối cùng, cởi mở hoàn toàn bao gồm các kỹ năng chủ động tìm kiếm “những thứ chưa biết” để học hỏi và thích nghi với môi trường thay đổi liên tục.

Phương pháp RO DBT khác với DBT tiêu chuẩn ở điểm nào?

Tuy nghe qua thì RO DBT có vẻ giống như một phiên bản được điều chỉnh của phương pháp DBT tiêu chuẩn, nhưng thực chất về cơ bản, có sự khác biệt đáng kể giữa hai liệu pháp kể trên. Liệu pháp Hành vi Biện chứng cởi mở hoàn toàn và Liệu pháp Hành vi Biện chứng tiêu chuẩn có cùng tên gọi vì cả hai đều nhấn mạnh nguồn gốc chung của chúng trong phép biện chứng và liệu pháp hành vi. Dù có cùng nguồn gốc nhưng lại tồn tại nhiều khác biệt giữa cả hai.

Trái ngược với DBT tiêu chuẩn – liệu pháp xem rối loạn điều hòa cảm xúc là vấn đề cốt lõi của rối loạn nhân cách ranh giới và các vấn đề về thiếu kiểm soát tương tự, khi nhắc đến vấn đề cốt lõi gây ra rối loạn kiểm soát thái quá, phương pháp RO DBT chú tâm vào hạn chế của các tương tác của một người với xã hội hơn là sự cô đơn về mặt cảm xúc. Vì vậy, các kỹ năng được dạy trong suốt 30 tuần học đều là những kỹ năng mới, khác hoàn toàn với phương pháp DBT tiêu chuẩn.

Xem bài viết  Giải phóng các “gánh nặng cảm xúc" & những áp lực đi kèm với chúng 

Cởi mở hoàn toàn khác với chấp thuận hoàn toàn vì phương pháp này bao gồm đặt câu hỏi chủ động và có chủ đích về những thành kiến, định kiến hoặc xu hướng phản ứng theo thói quen của một người và ngăn chặn các phản ứng xảy ra một cách tự nhiên như tránh né, điều chỉnh, ngăn chặn, chấp nhận hoặc bảo vệ bản thân.

Ví dụ, các kỹ năng liên quan đến tính cởi mở hoàn toàn khác với các kỹ năng chấp thuận hoàn toàn trong phương pháp DBT tiêu chuẩn. Chấp thuận hoàn toàn ‘là buông bỏ đấu tranh với thực tại’ và ‘là cách để biến những đau khổ không thể chịu đựng được thành những khổ đau trong sức chịu đựng’. Theo Linehan, từ chối chấp nhận rằng một người không thể thay đổi thực tại (trong thời điểm đó) chính là điều làm ta đau khổ. Thật vậy, hậu quả của hoàn toàn chấp nhận ‘những thứ ta có’ và từ bỏ những nỗ lực bướng bỉnh mong muốn kiểm soát, thay đổi hay trốn tránh ‘sự thật’ đang diễn ra thường sẽ cho ta cảm giác yên bình hoặc mãn nguyện. Cởi mở hoàn toàn khác với chấp thuận hoàn toàn vì nó bao gồm đặt câu hỏi có chủ đích và thiết thực về những thành kiến, định kiến kiến hoặc xu hướng phản ứng theo thói quen của một người và ngăn chặn các phản ứng có thể xảy ra một cách tự nhiên nhằm tránh né, điều chỉnh, ngăn chặn, chấp nhận hoặc bảo vệ bản thân họ. Trong khi đó, chấp thuận hoàn toàn lại đề cập đến việc từ bỏ chiến đấu với thực tại; cởi mở hoàn toàn thách thức nhận thức của chúng ta về thực tế. Thật vậy, tính cởi mở hoàn toàn cho rằng chúng ta không thể thấy những sự vật, hiện tượng xung quanh theo cách mà bản thân chúng thể hiện, mà thay vào đó, cách chúng ta nhìn mọi thứ lại được ảnh hưởng bởi chính con người chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều mang theo những thành kiến về nhận thức và suy nghĩ, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và học hỏi những thông tin đầy bất ngờ hoặc có phần mâu thuẫn và cởi mở hoàn toàn  sẵn sàng nghi vấn về niềm tin hoặc trực giác của chúng ta. Cách hành xử này cũng đối lập với khái niệm tâm trí khôn ngoan trong phương pháp DBT tiêu chuẩn – nhấn mạnh giá trị của tri thức trực quan, khả năng nhận biết đúng sai một cách căn bản và coi nội tâm “hầu như luôn tĩnh lặng” và chứa cả “yên bình’’. Từ cách nhìn nhận của phương pháp RO DBT, sự hiểu biết trực quan thường (nhưng không phải lúc nào cũng) có thể gây hiểu lầm đơn giản vì ‘chúng ta không biết những gì chúng ta không biết’ và có rất nhiều sự việc không ngừng diễn ra bên ngoài nhận thức của chúng ta. Bảng 2 tóm tắt một số điểm khác biệt chính giữa phương pháp RO DBT và DBT tiêu chuẩn.

Phương pháp RO DBTPhương pháp DBT
Đối tượng áp dụngNgười mắc kiểm soát cảm xúc thái quá như chán ăn tâm thần, trầm cảm mãn tính, rối loạn ám ảnh cưỡng chếNgười thiếu kiểm soát như người mắc rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn lưỡng cực hay người gặp vấn đề tâm lý do dùng thuốc quá liều
Mục tiêu trị liệu chínhThiếu tương tác xã hội, thiếu cởi mở, trạng thái cô lậpRối loạn điều hòa cảm xúc, rối loạn kiểm soát xung động
Vai trò của tính khí sinh họcNhấn mạnh các ảnh hưởng của tính khí thân chủ đối với các định kiến về nhận thức và suy nghĩ đồng thời trực tiếp giải quyết chúngVấn đề tính khí không được chú ý hay giải quyết
Phương thức trị liệuÍt kịch liệt hơn, khuyến khích sự độc lập giữa hành động và suy nghĩÁp dụng các tình huống ngẫu nhiên, thậm chí có chút kịch liệt, sử dụng thái độ cứng rắn nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm và bốc đồng
Chấp thuận hoàn toàn và cởi mở hoàn toànCởi mở hoàn toàn chủ động tìm kiếm và học hỏi những thứ chưa biết, thách thức cách nhìn nhận thực tại, mô phỏng cái tôi khiêm tốn và sự sẵn lòng học hỏiChấp thuận hoàn toàn là buông xuôi, vứt bỏ đấu tranh với thực tại

Phương pháp RO DBT có hiệu quả không?

Ngày càng có nhiều minh chứng cho hiệu quả của liệu pháp này. Hiệu quả của RO DBT được thể hiện qua nghiên cứu tương quan, lâu dài và có thử nghiệm bao gồm ba nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) – kiểm tra tính khả thi, tính phù hợp cũng như hiệu quả của phương pháp RO DBT (và các phiên bản cũ hơn của liệu pháp này) trong trị liệu kiểm soát thái quá thiếu thích nghi và trầm cảm mãn tính; một thử nghiệm không đối chứng với những người mắc chán ăn tâm thần; một chuỗi nghiên cứu mở áp dụng các kĩ năng của cởi mở hoàn toàn đơn cử kết hợp với phương pháp DBT tiêu chuẩn cho các trường hợp người trưởng thành mắc chán ăn tâm thần; một thử nghiệm mở với các thanh niên mắc chán ăn tâm thần đã cho kết quả là khả năng kết nối với xã hội tốt hơn sau trị liệu bằng RO DBT, và một nghiên cứu không ngẫu nhiên có đối chứng đơn cử cho các kĩ năng cởi mở hoàn toàn. Các phát hiện từ thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên gần nhất về phương pháp RO DBT ở nhiều địa điểm – thông qua nghiên cứu 250 người mắc trầm cảm mãn tính mà 80% trong đó mắc rối loạn nhân cách kèm kiểm soát thái quá cho thấy phương pháp RO DBT đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau 7 tháng, kết quả tốt hơn so với cách trị liệu truyền thống với hệ số tương đường 1,03. Hơn nữa, những người tham gia vào nhóm liệu pháp mới đã trở nên linh hoạt hơn nhiều về mặt tâm lý so với nhóm sử dụng liệu pháp truyền thống ở tháng thứ 7, 12 và 18 cũng như nhiều cải thiện ở khả năng điều tiết và bộc lộ cảm xúc sau 7 tháng, với khoảng cách không ngừng tăng lên sau 12 và 18 tháng. Các kĩ năng RO DBT sẽ vẫn được sử dụng và trau dồi sau khi liệu trình kết thúc.

Nghiên cứu, đào tạo và các quá trình trị liệu liên quan đến phương pháp RO DBT hiện tại đã được áp dụng và tiến hành trên nhiều nhóm tuổi (trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn tuổi), nhiều chứng rối loạn khác nhau (chán ăn tâm thần, trầm cảm mãn tính, tự kỷ, rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức, rối loạn lo âu mãn tính), nhiều khu vực và lãnh thổ ở châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều hình thức (pháp y, nội trú, ngoại trú).

Nguồn bài viết: https://www.psychologytools.com/articles/using-radically-open-dialectical-behavior-therapy-ro-dbt-to-treat-problems-of-overcontrol/

Leave a Comment

Scroll to Top