Tranquil

Musicophilia (Oliver Sacks)

Cuốn sách hay về mối liên quan mầu nhiệm giữa âm nhạc và não bộ, được viết bởi nhà thần kinh học nghệ sĩ nhất trong lịch sử tâm lý học hiện đại, Oliver Sacks, nhà khoa học tâm lý có thể biến kiến thức khô khan thành những câu chuyện cảm động nhưng vẫn đảm bảo độc giả đang nghiên cứu tác phẩm khoa học thần kinh. Thảo nào Ông được gọi là “thi sĩ của khoa học thần kinh”

Oliver Sacks

Không biết từ lúc nào con người bắt đầu nghe nhạc, mình nghĩ có lẽ kể từ khi con người xuất hiện, âm nhạc đã xuất hiện. Theo nghiên cứu của Jacob Jolij và Maaike Meurs (khoa Tâm lý học, Đại học Groningen Hà Lan) chứng minh âm nhạc ảnh hưởng lớn đến nhận thức. Âm nhạc mang đến cho con người những cảm xúc tích cực, khơi gợi sự sáng tạo, loại bớt cảm xúc tiêu cực. Âm nhạc giúp con người cân bằng về tâm – sinh lý.

Âm nhạc xâm nhập tâm thức của con người thông qua quy trình xử lý từ dưới lên. Âm nhạc đi vào hệ thống thần kinh thông qua cuống não thính giác và thông qua máy quét não, người ta nhận thấy tiểu não sáng lên. Não bộ được kích hoạt trong lúc nghe nhạc, kích hoạt này sẽ giúp cơ thể tiết ra Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh chống trầm cảm và Endorphin có tác dụng giảm đau. Vì vậy, nghe nhạc giúp giảm căng thẳng và đau đớn, tạo cảm giác thư giãn. Dopamine được tiết ra một vài giây trước khi con người trải qua ngưỡng cảm xúc tích cực. Nghe nhạc là quá trình tạo điều kiện để cơ thể tiết ra Dopamine dưới tác động của con người cách nhân tạo. (Laura, Sylvie, & Aurore, 2015).

Xem bài viết  Sự Vô Định Dưới Góc Nhìn Khoa Học

Âm nhạc kích hoạt não để giải phóng Endorphins, làm tăng nồng độ Dopamine, và chặn các cơn đau. Âm nhạc thậm chí có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch, vì các nghiên cứu cho thấy liệu pháp âm nhạc có thể làm gia tăng tế bào miễn dịch.

Nếu muốn tìm hiểu thêm những về tác động thần kỳ của âm nhạc lên tâm lý con người, các bạn có thể tìm đọc Musicophilia (Oliver Sacks) (cuốn này hiện chưa được dịch sang Tiếng Việt). Qua quá trình tìm hiểu về khoa học thần kinh của âm nhạc trên các bệnh nhân có phản ứng bất thường đối với âm nhạc. Oliver chứng minh âm nhạc là cánh cửa phản ánh tâm trí của con người.

Ví dụ trường hợp Clive Wearing, một người đàn ông gặp chứng mất trí nhớ nghiêm trọng và mất toàn bộ trí nhớ và trí nhớ của Clive chỉ tổn tại ngắn hạn dưới 10 giây. Với Clive từng khoảnh khắc giống như vừa ngủ dậy, ngoại trừ việc ông vẫn nhớ vợ của ông và ông vẫn có thể chơi âm nhạc. Ông vẫn nhớ những bản nhạc và vẫn có thể chơi đàn Piano, phần trí nhớ của ông về âm nhạc không mất đi.Ví dụ trường hợp của người đàn ông 42 tuổi sau khi bị tai nạn sét đánh và thoát chết, đột nhiên có niềm say mê với âm nhạc và khả năng chơi đàn Piano khó tin.

Xem bài viết  Nhận Thức Nội Thân (Interoception)

Âm nhạc phải được ghi nhớ vào não bằng cách đặc biệt so với các trải nghiệm khác. Sacks thậm chí còn cho rằng bộ não có hai hệ thống phức tạp, một cho ngôn ngữ và tư tưởng, một cho âm nhạc và cảm xúc. Bộ não có một phản ứng tự nhiên với âm nhạc, khiến người nghe nhúc nhích những ngón chân của họ, hát to lên, và nhảy múa. Kết nối rõ ràng giữa âm nhạc, tâm trí, và hành vi còn được chứng minh nhờ vào các công nghệ hiện đại. Qua việc sử dụng các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thần kinh, các nhà nghiên cứu có thể quan sát cách não xử lý thông tin thính giác dưới sự ảnh hưởng của âm nhạc. Các bộ phận của não cho thấy có gia tăng mức độ hoạt động bao gồm: vùng dưới đồi, vùng đồi thị, các khu vực quan trọng đối với cơ chế cảm xúc (Levitin, 2006).

Qua phương pháp quét và scan não bộ, Blood và Zatorre (2001), các nhà khoa học đã chứng minh âm nhạc sẽ kích hoạt các quá trình thần kinh tương tự như khi con người dùng thực phẩm, tình dục và ma túy và chi phối khả năng của não bộ để mang lại cảm giác hưng phấn. Não chuyển đổi thông tin thính giác âm nhạc vào sự kích thích của các thành phần thần kinh kết hợp với cảm xúc, sự chú ý, và cảm giác hưng phấn. Nên âm nhạc được xem như là phương pháp kích hoạt não bộ và ứng dụng trong điều trị các rối loạn về tâm lý.

Xem bài viết  Nếu thực tế tàn khốc hơn chúng ta nghĩ thì sao?

Những vùng não nào được tác động khi chúng ta nghe nhạc:

  • Giai điệu: vùng não trước trán, tiểu não, thùy thái dương
  • Nhịp điệu: Võ não trước trán phải, vão nào thùy đỉnh trái, tiểu não
  • Lời nhạc: vùng cảm nhận ngôn ngữ, võ não thị giác, võ não vận động, vùng cơ năng phát âm
  • Phản ứng cảm xúc từ hạnh nhân (Amydale)

Âm nhạc đến nay vẫn là điều ký diệu đối với các nhà Tâm lý khi nghiên cứu về tác động của âm nhạc trên cảm xúc, hành vi và nhận thức của con người.

Leave a Comment

Scroll to Top