Tìm hiểu về Anhedonia
Vào một vài thời điểm trong cuộc sống, hầu hết chúng ta trải qua cảm giác mất hứng thú với mọi thứ, cả những thứ từng khiến ta thích thú và say mê. Chúng ta ít khi tự hỏi, làm cách nào con người cảm nhận được niềm vui? Và niềm vui là gì mà tại sao nó lại quan trọng đến như vậy?
Thật ra, niềm vui đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy với mọi người, tìm kiếm sự mới mẻ. Khả năng não bộ cảm thấy được niềm vui – đóng vai trò như một cơ chế kiểm soát quan trọng gắn kết chúng ta với mọi người để tạo thành các nhóm xã hội.
Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không thể cảm thấy vui sướng, hài lòng vì bất kỳ điều gì? Không còn niềm hân hoan khi nhận được nụ hôn đầu; không còn sự thỏa mãn khi giải xong một câu đố, cũng chẳng còn cảm thấy thích thú khi nghe một bản nhạc mình từng yêu thích? Những người không có khả năng cảm thấy niềm vui vào cảm giác hư vô hoặc một sự tồn tại trống rỗng. Lúc này, đó không chỉ là mất hứng thú đơn thuần nữa, đó là những biểu hiện của Anhedonia.
Người có triệu chứng Anhedonia không thể nào tìm lại được sự thích thú từ những thứ từng gây hưng phấn, chẳng hạn như âm nhạc, tình dục, đồ ăn và cuộc trò chuyện với những người mà họ đã từng thích nói chuyện. Nói nôm na, Anhedonia là biểu hiện ở sự bất lực của một người để trải nghiệm niềm vui và hưởng thụ cuộc sống, thuật ngữ này lần đầu tiên được đưa vào phân tâm học bởi Wilhelm Reich.
Về cơ bản, những người mắc anhedonia có thể xem như đã chai sạn về mặt cảm xúc. Họ không còn cảm thấy bất kỳ động lực nào để kết bạn, khó khăn trong giao tiếp xã hội, thậm chí trở nên hoàn toàn tách biệt. Người có triệu chứng Anhedonia ám ảnh bởi những ý nghĩ rằng họ không có khả năng sống hạnh phúc.
Người có triệu chứng Anhedonia cảm thấy như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về cảm giác của anhedonia, hãy đọc những dòng tự thuật từ bệnh nhân:
“Trong 7 năm qua, tôi đã có những cảm xúc chập chờn nhỏ nhất, những gì tôi cảm nhận được hàng ngày thực tế là con số không. Tôi không có mong muốn nói về điều gì, vì không có gì tôi làm là bổ ích hoặc thỏa mãn”
“Về cơ bản, tôi chẳng thu được gì từ cuộc sống hàng ngày của mình; thế giới của tôi lạnh lẽo, và như vậy, nó làm cho cuộc sống dường như giống như vậy. Mọi thứ tôi nhìn, mọi thứ tôi làm, trông và cảm nhận đều giống nhau ”.
Triệu chứng
Có 2 loại Anhedonia:
- Social anhedonia: Mất hứng thú với trò chuyện, tương tác, tiếp xúc xã hội.
- Physical anhedonia: mất hứng thú với các cảm giác về cơ thể, thức ăn, hương vị.
Các triệu chứng của chứng anhedonia bao gồm:
- Xa lánh xã hội
- Thiếu các mối quan hệ hoặc rút lui khỏi các mối quan hệ trước đó
- Cảm giác tiêu cực đối với bản thân và người khác
- Giảm khả năng cảm xúc, bao gồm cả việc ít diễn đạt bằng lời nói hoặc không lời
- Khó thích nghi với các tình huống xã hội
- Xu hướng thể hiện những cảm xúc giả tạo, chẳng hạn như giả vờ rằng bạn đang hạnh phúc trong một đám cưới
- Mất ham muốn tình dục hoặc không quan tâm đến sự thân mật cơ thể
- Các vấn đề về thể chất dai dẳng, chẳng hạn như ốm đau thường xuyên
Nguyên Nhân
Anhedonia thường thấy có mối liên hệ với bệnh trầm cảm, nhưng cũng ảnh hưởng đến những người mắc các bệnh tâm thần khác, như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Và nó có thể xuất hiện ở những người có những lo lắng về sức khỏe như bệnh Parkinson, tiểu đường, bệnh mạch vành và các vấn đề lạm dụng chất kích thích.
Các nhà khoa học cho rằng Anhedonia có thể liên quan đến những thay đổi trong hoạt động của não. Nguyên nhân là trung tâm khoái cảm bị tắt trong não, dẫn đến việc không thể trải nghiệm những cảm giác dễ chịu và niềm vui. Khi thiếu hóc môn của niềm vui – endorphin.
Các chuyên gia cho rằng việc di truyền, san chấn tâm lý từ nhỏ cũng có thể khiến anhedonia xảy ra.
Garfield giải thích: “Anhedonia thường được coi là một triệu chứng, chứ không phải là một tình trạng xuất hiện lúc ban đầu”. Nói cách khác, anhedonia là một trong những dấu hiệu ban đầu giúp các nhà tâm lý học tìm ra để góp phần chẩn đoán các bệnh khác, như trầm cảm, tâm thần phân liệt, một số bệnh về rối loạn nhân cách, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ phát hiện thấy 95 phần trăm những người bị trầm cảm nặng cho biết họ bị mất hứng thú hoặc niềm vui—niềm vui bốc hơi khỏi cuộc sống của họ.
Anhedonia được điều trị như thế nào?
Đầu tiên bạn nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia y tế để kiểm tra các nguyên nhân có thể tạo ra do thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc các nguyên nhân từ sức khoẻ thể lý. Nếu họ không tìm thấy bất kỳ vấn đề lý nào, bạn sẽ được giới thiệu đến các nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác.
Bên cạnh đó, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt hằng ngày và cố gắng để duy trì các hoạt động, sở thích bạn từng hứng thú, việc này sẽ rất khó khăn vì bạn không có động lực, ý chí và tinh thần, tất cả những gì bạn muốn làm là “ngồi yên nhìn cuộc sống trôi”.
Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và chú ý đến khả năng cảm nhận của các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, chạm, nếm. Một số phương pháp khác đang được ứng dụng để cải thiện tinh thần như:
- Thể thao và hoạt động thể chất.
- Thiền
- Giữ tương tác với những người ý nghĩa với bạn.
- Đối thoại trị liệu
Điều trị Anhedonia cần sự kiên nhẫn, kiến thức và sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà tâm lý. Quá trình hỗ trợ tâm lý thường từ 6 tháng đến 12 tháng, tuy nhiên hoa trái của việc cảm nhận được niềm vui và hân hoan trong cuộc sống, xứng đáng để bạn bước vào hành trình thử thách này. Vô cùng xứng đáng.
Pingback: Biểu Hiện Cơ Thể Của Trầm Cảm -