Tranquil

Sống Chậm Để Trở Nên Tử Tế

Nếu chúng ta chỉ chăm chăm “tối ưu hóa” tốc độ phát triển, liệu có phải ta đang phát triển hướng tới một xã hội không còn sự thấu cảm và tử tế?

Tôi lái xe đến nhà ga, và từ nhà ga, tôi ngồi tàu một tiếng sau đó đi bộ 15 phút đến văn phòng làm việc.

Đứa con trai 5 tuổi của tôi ở cùng với một bảo mẫu, cô ấy sẽ đưa thằng bé đến trường thay tôi để tôi tiện đi làm. Mỗi ngày, tôi tan làm sớm để đón con vào lúc nhà trẻ đóng cửa. Thằng bé là đứa đến đó sớm nhất, nhưng cũng là đứa ra về muộn nhất.

Mỗi sáng khi ra khỏi cửa và hôn tạm biệt con, tôi đều tự hỏi về cách mà mình đang sống.

Dĩ nhiên, các khó khăn tài chính hay thiếu sự hỗ trợ khiến ta không còn lựa chọn nào khác.

Mới sáng nay, khi lái xe ra nhà ga, một giọng nói đã phát ra từ loa xe hơi. Chủ đề của cuộc thảo luận là một thử nghiệm của trường Princeton về Người Samari tốt bụng – một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1973 đưa lòng thấu cảm của các học sinh học Giáo lý vào bài kiểm tra.

Được cho là thuộc về thành phần có lòng vị tha hơn trong xã hội, nhóm học sinh đã được chọn để giúp cái nhà nghiên cứu tìm hiểu tại sao con người chỉ giúp đỡ người khác trong một số trường hợp nhất định.

Đầu tiên là nhóm “vội vã”. Họ được bảo rằng họ sắp đến muộn lớp học giáo lý. Nhóm thứ hai là nhóm “thong thả”. Nhóm này cũng chuẩn bị đến lớp giáo lý, nhưng họ có nhiều thời gian hơn.

Khi các học sinh đến tòa nhà nơi mà họ sẽ có lớp giáo lý, họ đi ngang qua một người đàn ông quỵ bên ngưỡng cửa, ho và rên rỉ. Trong khi có 63% số học sinh thuộc nhóm “thong thả” dừng lại xem ông có cần giúp gì không thì chỉ có 10% số học sinh ở nhóm “vội vã” muốn giúp đỡ.

Cuộc nghiên cứu đã cho thấy sự vội vàng rõ ràng làm giảm lòng thấu cảm và động lực giúp đỡ người yếu thế đi rất nhiều.

Khi một người mẹ đi làm bỏ đứa con trai nhỏ mắt đẫm lệ ở nhà, vấn đề đã nảy sinh.

Kiến thức khoa học về vội vàng

Tôi thường thắc mắc tại sao chúng ta luôn phải vội vã đi đến một nơi khác với nơi hiện tại. Tại hành lang của một tiệm tạp hóa, dưới đường sá tấp nập, hay khi đang đợi một ly cà phê sáng, chúng ta đều luôn mang vẻ ngoài chân nhịp nhịp và mắt thì xem giờ.

Cảm giác chúng ta không có đủ thời gian được gọi là “sự gấp rút thời gian”, một đặc điểm thường gặp được cho là của nhóm người mang tính cách loại A. Giáo sư Richard Jolly của trường Kinh doanh London  cho biết có khoảng 95% số nhà quản lý mà ông nghiên cứu trong suốt 10 năm gặp tình trạng này.

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, sự gấp rút thời gian bao gồm “một cảm giác vội vã choáng ngợp và liên tục… khiến con người thường xuyên cảm thấy thiếu thời gian và vì vậy họ bắt đầu làm việc nhanh hơn và trở nên bối rối khi bị trì hoãn”.

Vội vàng có thể cản trở những liên hệ cần thiết, gây căng thẳng và dễ nóng giận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lo âu có thể dẫn đến hành vi vị kỷ.

Về sinh lý, căng thẳng làm tăng mức adrenaline cortisol trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu về lâu dài. Thêm một lý do để chúng ta sống chậm lại và hít thở nhiều hơn.

Một cách sống khác chậm và tử tế hơn

Không trải nghiệm về sự gấp rút thời gian nào sống động bằng một cuộc sống 3 năm ở Thái Lan.

Được biết đến như “Vùng đất của những nụ cười”, Thái Lan nổi tiếng hoạt động theo múi giờ riêng của mình. Thông thường, ở đây nếu một sự kiện khai mạc lúc 10 giờ sáng thì khoảng 11 giờ mới có người đến.

Là người Mỹ, lúc đầu điều này làm tôi tức điên. Tôi là kiểu người luôn đến sớm 5 phút để thể hiện thiện chí của mình. Và, sự thiện chí này ở Thái Lan là vô nghĩa.

Sau khi sống ở đó đã đủ lâu, tôi dần thích nghi với lối sống chậm và thong thả hơn, tôi đã bắt đầu hiểu tại sao những cụm từ như “jai-dee” (tốt bụng) và “jai-yen” (một trái tim nguội) lại rất phổ biến nơi đất Thái.

“Jai-yen” được dùng để mô ta người luôn mang tâm lý vững vàng trước mọi tình thế. Ngược lại, người dễ mất kiểm soát hay bốc đồng được cho là có “jai-rorn” – một trái tinh nóng.

Xem bài viết  Mối quan hệ giữa stress và đồ ăn

Ở đó, người ta thường giao tiếp bằng mắt (eye-contact) khi nói chuyện và cũng thường đặt một tay lên vai người đối diện và nở nụ cười. Thời gian đầu, tôi chưa thể quen với mức thân mật đến vậy nhưng cuối cùng tôi cũng có thể thoải mái với điều đó và đối lại với họ tương tự.

Tôi nhận thấy rằng mình chỉ đang làm việc một cách bối rối khi vội vã làm từ việc này đến việc khác theo kiểu của hầu hết người Mỹ, chứ không phải vì tôi thật sự cần phải khẩn trương.

Hành vi này có vẻ vừa khó hiểu lại vừa thú vị đối với những người bạn Thái của tôi. Là một người đã trải qua lo âu xuyên suốt cuộc đời mình, tôi dần cảm thấy có hơi rối loạn thần kinh theo đúng nghĩa đen.

Khi tôi bắt đầu cho phép bản thân sống chậm lại, tôi cảm nhận như đó mới là lần đầu tiên mình thật sự đã “đi đến” nước Thái và “chạm đến” con người mình.

Không chỉ thế, tôi còn cảm thấy gắn kết với mọi người hơn nhiều. Tôi để tâm, chú ý đến nhu cầu của người khác nhiều hơn và dần ít bận tâm đến nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, tôi đã trở nên thấu cảm hơn.

Sống chậm đã thay đổi nhận thức của tôi từ một người lúc nào cũng bận bịu “ngó” vào danh sách công việc trong đầu mình thành một người thực sự gắn kết với những người xung quanh hơn.

Vào năm 1974, hai bác sĩ tim mạch Meyer Friedman và Ray Rosenman đã đặt tên “bệnh vội vàng” cho “cuộc đấu tranh liên tục và một nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thành hay đạt được ngày càng nhiều thứ hoặc tham gia ngày càng nhiều việc trong thời gian ngày càng ít hơn.”

Hai bác sĩ thậm chí còn cho rằng bệnh vội vàng có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Điều này cho cụm từ “trái tim nguội” một nét nghĩa hoàn toàn mới.

Vậy, nếu ta chỉ liên tục tập trung tối ưu hóa vì tốc độ, vì hiệu quả và vì mục tiêu muốn dẫn đầu, có phải chúng ta đang thực sự hướng tới một xã hội không còn sự thấu cảm không?

Nghiên cứu cho thấy rất có thể câu trả lời là có.

sống chậm để tử tế

Tập luyện lòng tử tế và thấu cảm

Vì luôn là người lạc quan nên tôi tin rằng tất cả những gì ta cần để trau dồi bản năng thấu cảm và sự tử tế của mình là luyện tập. Bây giờ dù đã về Mỹ, tôi nhận thấy vẫn có vô vàn cơ hội để luyện tập lòng thấu cảm và giữ sự vội vàng trong tôi ở mức thấp nhất.

Dưới đây là những cách tập luyện mà tôi yêu thích:

Đừng vội nhấc điện thoại khi không cần thiết

Tôi không để chiếc điện thoại làm chủ mình. Tôi không nhấc máy bất cứ khi nào nó reo lên, bởi vì như vậy sẽ khiến tôi cảm thấy mình đang bị nó điều khiển.

Tôi cũng không lướt điện thoại mỗi khi buồn chán. Nếu phải xếp hàng, chờ đèn đỏ hay ngồi trên tàu, tôi sẽ cố ngồi không dù cho có thiếu kiên nhẫn hay buồn chán cũng không đụng tới nó, điều này giúp tôi xây dựng khả năng chống lại cảm giác hài lòng tức thì (instant gratification).

Xem bài viết  Biến đổi khí hậu và Sức khỏe tinh thần 

Nếu không có lý do chính đáng mà tôi lại nhấc máy lên thì nghĩa là tôi đang dung túng cho tính bốc đồng của mình. Tôi rạch ròi với chiếc điện thoại của mình rằng ai mới là chủ nhân thông qua việc tự quyết định mình cần nó làm gì.

Tôi nhắc nhở mình rằng điện thoại chỉ là công cụ, và chính tôi đang sử dụng nó chứ không phải ngược lại. Khi đã nhét nó vào túi, tôi gắn kết nhiều hơn với mọi người xung quanh.

Kết bạn với mọi người, dù là trong bao lâu

Nghe có vẻ không quan trọng nhưng một nụ cười và một cuộc trò chuyện chân thật nho nhỏ thật sự rất cần thiết.

Dù tôi đang ở quầy tạp hóa hay đang đợi lấy đồ ăn mang về, tôi luôn cố giữ điện thoại trong túi mình, nhìn vào mắt nhân viên bán hàng và tám chuyện đôi chút.

Bắt gặp ánh nhìn của ai đó khiến ta nhẹ nhàng nhận ra rằng họ hiện diện theo cách của riêng mình và ngược lại, họ cũng nhìn và thấy ta như vậy.

Theo cách nào đó, mỗi lần chúng ta lướt qua mà không nhìn vào mắt ai đó, ta đã mất một cơ hội nhìn nhận và được nhìn nhận như một con người thấu hiểu và có giá trị với nhận thức về bản sắc chung.

Điều quan trọng cần lưu tâm đó là những người gặp các rối loạn thần kinh như tự kỷ có thể gặp vấn đề với khả năng giao tiếp bằng ánh mắt và điều này cũng không sao cả!

Để người khác đi trước

Thỉnh thoảng tôi sẽ để người khác dẫn đầu không vì lý do gì cả.

Khi tôi và bạn cùng tới quầy tính tiền cùng lúc, tôi sẽ nhường bạn tính tiền trước.

Chúng ta không thể cùng lúc vào đó được, vì vậy bạn hãy vào trước. Tôi sẽ không nổi nóng, bởi vì chính tôi đã chọn nhường người khác.

Việc này không phải để tôi lấy ra làm niềm tự hào hay coi như một việc làm tử tế hay đạo đức, mà nó là để luyện tập tính kiên nhẫn cho bản thân, ngưng tính ganh đua của mình và giữ huyết áp của tôi ổn định.

Trì hoãn đôi chút

Điều này có vẻ đi ngược lại hiệu quả và năng suất, hay những thứ mà xã hội xem trọng, nhưng dành thêm chút thời gian để làm điều gì đó chỉ vì “cho vui” hay để tiêu khiển sẽ tạo ra những khoảnh khắc nhỏ mà ta có thể trân trọng những thứ mà bình thường ta bỏ quên.

sống chậm để tử tế

Dù quá trình đi làm mỗi ngày ngốn của tôi không ít thời gian, tôi thường chọn đi trên những đoạn đường khác nhau thay vì chỉ đi đoạn ngắn nhất. Điều này làm tôi tốn thêm 5 đến 10 phút, dù vậy, nó cho tôi những trải nghiệm mới mẻ.

Tôi thường để ý những bức tranh trên tường, những cửa hàng, những người đi đường mà tôi chẳng bao giờ thấy khi đi đoạn đường cũ. Không chỉ như thế, nó cho tôi cơ hội để tò mò về điều tôi sẽ gặp ở từng góc đường mà tôi sắp đi tới.

Trải nghiệm này luôn mới mẻ và khiến tôi có tâm trạng tốt hơn. Nhờ đó, tôi cũng trở nên thân thiện và kiên nhẫn hơn với đồng nghiệp.

“Tìm cách” để cảm thấy chán

Sự buồn chán thực chất được chứng minh là có thể làm tăng khả năng sáng tạo. Nó thôi thúc ta tìm giải pháp cho những vấn đề, suy nghĩ khác biệt về những chuyện thực tế, và tạo ra những mới mẻ từ cảm giác tự thỏa mãn.

Khi không phải bận tâm đến cái tác vụ phức tạp hay những lùm xùm trên mạng, chúng ta phải dùng đến chính trí tưởng tượng của mình để tìm ra cách tạo ra niềm vui. Thông thường, điều này sẽ giúp con người gắn kết với nhau.

Xem bài viết  Đừng để kỳ vọng thành thất vọng!

Tôi đã trải qua điều này trước đây khi tôi tịch thu máy chơi game của con trai mình. Sau một hồi nghe nó than vãn về cuộc đời bất công, chúng tôi thường lại cùng nhau chơi game cùng cả nhà, cho ta cơ hội để kết nối với nhau nhiều hơn.

Thực hành những hành động tử tế ngẫu nhiên

Làm điều gì vì người khác thực sự cũng có lợi cho bản thân ta, thậm chí đủ để giảm mong muốn tự tử. Các hành động tử tế đã cho thấy khả năng làm giảm lo âu.

Thực hành tử tế trong những khoảnh khắc nhỏ trong ngày rất đơn giản, không cần phải cầu kì hay hành động lớn lao gì cả.

Hãy thử giúp lau dọn sữa và đường ở quầy cà phê công ty, hay thêm cà phê vào máy khi hết, hoặc cũng có thể mang cho bạn bè một phần canh nóng khi họ nghỉ ở nhà vì cảm lạnh.

Thử thiền tâm từ

Thiền tâm từ là một bài tập để trao dồi lòng trìu mến thông qua niệm những cụm từ tích cực cho bản thân và cho mọi vật trên đời.

Phương pháp này đặc biệt hữu hiệu trong việc làm giảm những cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và người khác, ngoài ra nó còn cho thấy hiệu quả làm giảm các triệu chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Thiền định cũng tác động đến hệ thần kinh đối giao cảm – bộ phận chịu trách nhiệm cho phản ứng “nghỉ và tiêu hóa” (rest and digest), trái ngược với phản ứng “chiến hay chạy” (fight or flight).

Hậu quả của vội vàng

Khi sống vội hơn, có phải ta cũng trở nên ít “con người” – ít thấu cảm hơn?

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tôi cho rằng một môi trường với nhịp độ hối hả sẽ khiến việc giữ một “trái tim nguội” khó hơn rất nhiều. Có lẽ các nhà nghiên cứu về người tốt (good Samaritan) sẽ đồng ý với tôi.

Sự vội vàng và căng thẳng kéo dài này có ảnh hưởng thế nào đến kiểu sinh vật xã hội như con người chúng ta? Và thế giới này sẽ thế nào nếu chúng ta không phải luôn vội vã để làm điều gì đó?

Có vẻ như rõ ràng tồn tại một liên kết giữa sống chậm, giảm căng thẳng, và việc trở nên kết nối với mọi người, thấu cảm, tử tế và dễ chịu hơn. Nuôi dưỡng lòng tử tế sẽ khiến cuộc sống đẹp hơn phần nào, và có thể giúp chúng ta trở thành những con người với nhân cách hoàn thiện hơn.

Dịch từ: https://www.healthline.com/health/7-ways-to-slow-down-and-be-a-better-human

Các nguồn tham khảo:

Leave a Comment

Scroll to Top