Tranquil

Rối loạn lo âu xã hội

Cảm thấy có chút lo âu khi ở cạnh người khác là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu nỗi lo âu không chỉ đơn thuần là cảm giác ngại hay bối rối thông thường và làm cản trở cuộc sống của bạn, rất có thể bạn đang có rối loạn lo âu xã hội – một trong những chứng rối loạn lo âu thường gặp nhất. Cứ mỗi 100 người thì ước tính có khoảng từ 2 đến 7 người chịu ảnh hưởng của tình trạng này mỗi năm. Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là một phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu xã hội, và với phương pháp trị liệu phù hợp, bạn hoàn toàn có thể phục hồi.

Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Bạn cảm thấy lo âu khi có người khác xung quanh hay khi bạn trở thành tâm điểm chú ý? Bạn lo lắng rằng người ta sẽ để ý đến một vài điều ở bạn hay cách cư xử của bạn, và đánh giá bạn thông qua những điều đó? Rối loạn lo âu xã hội chính là tên gọi chung cho những mối lo âu nảy sinh trong các tình huống xã hội. Biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

Người có rối loạn lo âu xã hội sẽ trải qua những gì?

Keira đã từng mắc rối loạn lo âu xã hội. Hãy nghe những chia sẻ của cô:

Nỗi sợ khi phải nói trước đám đông

“Tôi đến văn phòng tham vấn tại trường đại học khi tôi 20 tuổi. Thời điểm đó tôi đã học tại trường được bảy tháng rồi và vẫn đang tận hưởng cuộc sống đại học xa nhà cùng những người bạn tuyệt vời. Tôi là một học sinh rất giỏi, luôn cố gắng hoàn thành mọi thứ một cách tốt nhất. Mọi thứ đều rất tốt ngoại trừ việc tôi rất chật vật khi phải làm các chuyên đề nhóm. Điều đó làm tôi khó có thể góp sức trong làm việc nhóm, và việc thuyết trình đối với tôi lúc đó như cực hình. Mối lo âu ngày càng trở nên lớn hơn, làm tôi phải bỏ nhiều chuyên đề đến mức không đủ điều kiện để học tiếp năm hai. Bác sĩ yêu cầu tôi kể về một lần cảm thấy lo âu và tôi đã kể về một buổi chuyên đề gần thời điểm đó. Khi tới lượt tôi thuyết trình, dù đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng mọi thứ, khi bắt đầu nói tôi cảm thấy như mình đang bị vấp rất nhiều. Tôi cảm giác mình trông như một con ngốc, và bởi vì lúc đó quá lúng túng, tôi tiếp tục cho rằng mọi người sẽ nghĩ mình thật kém cỏi. Tôi đã rất căng thẳng, đổ nhiều mồ hôi và cũng run rẩy rất nhiều. Tôi lo mọi người sẽ nghe được rằng giọng tôi đang run nên đã cố nói thật nhanh cho xong phần thuyết trình để giấu đi sự căng thẳng. Tôi né tránh ánh mắt của mọi người và dán mắt mình vào bài thuyết trình vì ngại. Sau khi xong, tôi đã lập tức rời khỏi đó và đã trách móc bản thân suốt cả ngày hôm đó vì phần thuyết trình tệ hại của mình.”

Nhận biết chứng rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội cần được chẩn đoán bởi chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên, trả lời những câu hỏi bên dưới sẽ giúp bạn biết được liệu mình có cần sự giúp đỡ của chuyên gia hay không.

Xem bài viết  Thấu hiểu bộ não lo âu 

Tôi né tránh những tình huống mà mình có thể trở thành tâm điểm chú ý

  • [ ] Không bao giờ

Nỗi sợ xấu hổ khiến tôi tránh làm một số việc cũng như tránh giao tiếp

  • [ ] Không bao giờ

Khi có người khác xung quanh tôi sợ sẽ bị xấu hổ, sợ mình trông ngốc nghếch hay sự mình sẽ làm điều gì khiến người khác cười nhạo

  • [ ] Không bao giờ

Các tình huống giao tiếp xã hội khiến tôi cảm thấy lo âu

  • [ ] Không bao giờ

Nói chuyện trước công chúng khiến tôi cảm thấy lo âu

  • [ ] Không bao giờ

Nếu câu trả lời của bạn là “thường xuyên” cho hầu hết các câu hỏi và bạn cảm thấy những nỗi sợ này cản trở cuộc sống của bạn, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Lời khuyên là bạn hãy đi gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ về tình trạng của mình.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu xã hội

Không có một nguyên nhân chính xác nào gây ra rối loạn lo âu xã hội. Những tác nhân có nguy cơ làm bạn mắc chứng này bao gồm:

  • Tiến hóa: vị trí của con người trong xã hội ngày càng trở nên được quan tâm
  • Cách người khác đối xử với bạn
  • Niềm tin và những đánh giá của bạn đối với bản thân, suy nghĩ về việc bạn ra sao trong mắt người khác và bạn nên hành xử thế nào trước mặt người khác
  • Sở hữu ngoại hình hay điều gì đó gây nhiều sự chú ý
Xem bài viết  Gắn Bó Lo Âu

Có bằng chứng cho thấy rằng có những kiểu gen làm con người mắc nhiều vấn đề về cảm xúc hơn, nhưng chưa có phát hiện về gen nào làm cho con người dễ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hơn.

Điều gì gây ra chứng rối loạn lo âu xã hội?

Chứng rối loạn lo âu xã hội trở nên tệ hơn trong những tình huống mà bạn cảm thấy người khác có thể sẽ nhận xét hay đánh giá bản thân. Những tình huống đó bao gồm:

Nguyên nhân khiến rối loạn lo âu xã hội tiếp diễn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất đối với chứng rối loạn lo âu xã hội. Các trị liệu gia chuyên về CBT có cách làm việc khá giống lính cứu hỏa: khi lửa bùng lên, họ sẽ không quan tâm đến nguyên nhân gây cháy mà chỉ tập trung tìm cách làm ngưng ngọn lửa. Vì chỉ khi tìm ra thứ làm vấn đề tiếp diễn, họ sẽ dễ dàng giải quyết bằng cách “loại bỏ” thứ đó. Năm 1995, hai nhà tâm lý học là David Clark và Adrian Wells đã cho ra đời một mô hình rất thuyết phục về rối loạn lo âu xã hội, trong đó có phần mô tả về nguyên nhân khiến rối loạn lo âu xã hội tiếp diễn:

Phương thức trị liệu rối loạn lo âu xã hội

Phương thức trị liệu tâm lý

Trị liệu chứng rối loạn lo âu xã hội bằng phương thức tâm lý hiệu quả nhất được chứng minh là trị liệu bằng Liệu pháp Nhận thức Hành vi (CBT) cá nhân (một kèm một với chuyên gia), được thiết kế chuyên cho trị liệu rối loạn lo âu xã hội.

Xem bài viết  Thời đại của Lo âu

CBT là một hình thức phổ biến của liệu pháp trị liệu qua lời nói. Các chuyên gia trị liệu bằng CBT hiểu được những gì thân chủ nghĩ và làm sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của họ. Không giống như một vài liệu pháp khác, phương pháp này thường được thiết kế khá bài bản. Sau khi lắng nghe và thấu hiểu được vấn đề, nhà trị liệu của bạn sẽ đặt mục tiêu để cả hai cùng phấn đấu. Bạn nên tìm cho mình một nhà trị liệu có chuyên môn và kinh nghiệm trị liệu chứng rối loạn lo âu xã hội. Ở thời gian đầu của hầu hết các buổi trị liệu, cả hai sẽ đặt ra những vấn đề cần chia sẻ với nhau để tập trung vào trong buổi đó. “Thành phần” của một liệu trình trị liệu CBT hiệu quả cho chứng rối loạn lo âu xã hội gồm có:

  • Phát triển một mô hình nhân thức về chứng rối loạn lo âu xã hội của riêng bạn
  • Thử nghiệm mức độ chú ý và các hành vi an toàn của bạn khi hội thoại
  • Sử dụng phản hồi bằng video và hình ảnh để chỉnh sửa suy nghĩ tiêu cực về bản thân
  • Luyện tập để bạn giảm bớt sự chú ý dành cho bản thân
  • Thử nghiệm bằng hành vi để đánh giá cụ thể các suy nghĩ và lầm tưởng tiêu cực
  • Sử dụng khảo sát để hiểu được những suy nghĩ thật sự của người khác
  • Làm việc trên nỗi lo khi nghĩ đến các sự kiện tương lai và suy nghĩ tiêu cực sau khi sự việc đã kết thúc.
  • Làm việc với những ký ức về những trải nghiệm tổn thương bởi xã hội trong quá khứ
  • Vẽ ra một kế hoạch trị liệu lo âu xã hội chi tiết

Phương pháp trị liệu bằng thuốc

Trị liệu rối loạn lo âu xã hội bằng thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng như một phương thức dự phòng khi phương thức CBT không hiệu quả. Hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị sử dụng nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI) như Escitalopram hoặc Sertraline.

Dịch từ: https://www.psychologytools.com/self-help/social-anxiety/

Leave a Comment

Scroll to Top